Thông báo

BÀI ĐỌC NHÂN NGÀY 20/11 - NGUYỄN THANH

Nguyễn Tấn Thành THẦY DẠY VĂN CỦA TÔI• Tản văn Thuở nhỏ còn ở chung với cha mẹ tại làng quê, tôi học vỡ lòng vỡ lòng tiếng Việt và tiếng Hán với cậu tôi (1). Sau khi đậu Sơ đẳng Tiểu học ra tỉnh ở trọ học trường Phan Thanh Giản tại Cần Thơ thì người thầy dạy môn Việt văn lớp Đệ Thất (2) cho tôi là Giáo sư (2) Dương Du Cam. Cách nay hơn năm thập niên , sau khi học lớp Nhì E (Cours Moyen E) một năm với thầy Thái Công Ngữ - nhà ở đầu cầu Cái Khế, đường Paul Émery (nay là đường Nguyễn Trãi) năm sau lên lớp Nhất A (Cours Supérieur A) học một năm với thầy Hồ Quang Sớm, tôi thi đậu vào lớp Đệ Thất (3) trường Trung học Phan Thanh Giản sau một kỳ thi tuyển gay go. Có nhiều giáo sư dạy lớp, mỗi thầy phụ trách một môn, nhưng, tôi không quên thầy Dương Du Cam, vị giáo sư dạy Văn đầu tiên đã để lại trong tâm hồn tôi nhiều ấn tượng khó quên ở trung học Sau vài buổi học, tôi biết thêm thầy Du Cam viết chữ Hán rất đẹp trong những khi minh họa thêm cho bài Việt văn. Ngoài việc dạy học, thầy còn biên soạn và ấn hành thêm sách tiếng Việt hướng dẫn về Luật Chính tả, Hỏi ngã – đặc biệt đặt thầy đặt thành những câu thơ để dạy cho học sinh dễ nhớ. Đến nay, tôi còn nhớ được mấy câu thầy dạy cách nhớ và phân biệt chữ ác khi nào viết c, khi nào viết t : Ác vàng vừa lố bóng vầng đông/ Chim ác là kêu dội cánh đồng/ Mỏ ác trẻ con còn chửa cứng/ Ác nhơn phơi nắng để đầu không/…. Đường trơn ướt át khó đi giày…/ v…v…Vì yêu văn thơ, thầy Du Cam cũng chủ trì thường xuyên những buổi tập hợp một nhóm anh em yêu thơ phú để cùng nhau đàm luận văn chương, ngâm vịnh , xướng họa thơ văn. Nhóm tao nhân mặc khách này quay quần gặp gỡ tại “Tao đàn Dương Chi” tại Chợ Gà (nay là ngả ba đường Hai Bà Trưng và Châu Văn Liêm ngày nay), bên cạnh sông Cần Thơ thơ mộng hữu tình. Thầy ở tư cách Tao đàn Nguyên soái chủ trì công việc ngâm thơ vịnh phú cho các bạn trẻ và giáo viên yêu thi ca . Tất cả giáo sư phụ trách bộ môn đều hết lòng dạy dỗ chúng tôi, nhưng đối với riêng tôi, thầy Dương Du Cam là vị giáo sư rất yêu thương, tận tụy và gần gũi học sinh nhất. Bài giảng nào thầy cũng soạn nghiêm túc trước, chữ viết của thầy trên bảng hay trong tập vở, sổ sách đều sắc sảo mà chân phương, trông chữ thôi cũng dễ cảm tình với người viết. Giọng giảng bài của thầy bao giờ cũng từ tốn, rõ ràng, dễ tiếp thu và có lúc đi đôi với điệu bộ khá hùng hồn.Dáng người nhỏ lại có da thịt nên trông thầy hơi thấp. Trong lớp có đứa nghịch ngợm, vẽ trái cam tròn lớn vào giấy dán lên bàn hoặc vẽ lên bảng đen trêu chọc thầy. Vậy mà thầy vẫn không giận, gọi đứa khác lên bôi rồi làm lơ như chẳng có gì. Tôi thì không vừa lòng với hành động nghịch phá ra vẻ vô lễ, có tính cách phạm thượng này. Nhưng vì bản tính nhút nhát, ít nói, dù rất yêu kính thầy nhưng tôi không có phản ứng nào để bênh vực thầy. Trong tiết dạy Văn, thầy có thói quen dùng những phút cuối giờ dạy cho học sinh cách làm thơ. Từ tiếng bình, tiếng trắc đến niêm luật rồi qui tắc: “Nhất tam ngũ bất luận - Nhị tứ lục phân minh”, thầy giảng kỹ và cho ví dụ cụ thể để minh họa cho học sinh hiểu rõ. Nhờ thế, học trò dần dần cơ bản nắm vững nghệ thuật làm thơ tứ tuyệt, thơ Đường, lục bát…, song thất lục bát, lần đến thơ mới, thơ tự do… Thầy Du Cam cũng đọc cho chúng tôi chép vào sổ tay những bài thơ hay và khuyên nên học thuộc lòng, một kinh nghiệm quí giá rất cần cho người học Văn và muốn tập tễnh gieo vần. Thỉnh thoảng, trong giờ học cuối tuần với thầy, thầy dành khoảng mười lăm phút cho học sinh thực hành làm thơ – có khi là ứng khẩu – ngay tại lớp. Ấn tượng nhất là cách luyện cho học sinh quen với nhạy bén với vần điệu các thể thơ vừa dạy cho học sinh trong lớp, thầy dùng luôn những câu thơ để nói chuyện với học trò. Trong một lần, thầy cho học sinh thực hành cách làm thơ tứ tuyệt với đề tài tức cảnh. Nhân lúc bên ngoài sân trường các thầy thợ làm nhà đang xây cất thêm lớp học, thầy báo thời gian bắt đầu, tất cả học trò trong lớp im lặng. Đứa trầm ngâm, đứa đăm chiêu tìm ý. Quả là cái không khí tĩnh lặng cần thiết để cho những “khách thơ tập sự”. Đến giờ nộp bài để thầy đánh giá, vài anh nhanh nhẹn cho thầy xem sáng tác mới làm xong: Anh làm đúng luật mà thi tứ chưa hay, có anh bài tư tưởng khá mà thất luật, sai bằng trắc nên khổ độc. Thầy xem hết rồi nhẹ nhàng phân tích, góp ý để học sinh rút kinh nghiệm. Riêng tôi, nhờ trước đây có học qua luật thơ với thân phụ khi còn ở quê nên sau đó cũng góp được cho thầy một bài. Thầy xem xong, trầm ngâm một chút rồi gật đầu nhè nhẹ. Sau đó, thầy cầm bài thơ trên tờ giấy học trò tôi làm, nhỉn xuống tôi và các bạn, thong thả đọc lớn lên cho cả lớp nghe: “Gạch chất chập chồng một góc sân/ Thợ thuyền bàn bạc tiếng vang rân/ Vô tình lưỡi xuổng đành đâm đất/ Anh thợ mệt nhoài, đứng chết trân.” Rõ ràng là bài tứ tuyệt tôi làm thuộc loại thơ con cóc dù trong đó tác giả làm đúng vần, niêm luật và có sử dụng mỹ từ pháp như tả thực, ẩn dụ ... Nhưng bài thơ tôi làm thực sự chưa có hồn - lúc ấy tôi chưa có ý niệm sâu sắc về hồn thơ là gì - Dù vậy, thầy vẫn nhẹ lời gọi tôi lên, khen vài câu khích lệ và trìu mến ôm tôi vào lòng. Thầy Dương Du Cam hôn lên trán tôi, làm tôi cảm thấy hồi hộp điếng người. Cả lớp cười rộ lên . Sau đó, trong sự chăm chú theo dõi của đám học trò, thầy chẫm rãi lấy từ trong bóp tiền ra 2 đồng nhét vào túi áo tôi. Bọn bạn trong lớp lại cười rộ lên. Có đứa bạn bảo tôi để dành tiền làm kỷ niệm. Nhưng sau đó, trong giờ ra chơi, tôi đã âm thầm lấy hết số tiền thầy tặng, ăn cà rem mà không cho một đứa nào hay cả…!Chuyện thầy trò dạy và học làm thơ ấy diễn ra cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng tôi vẫn nhớ như in trong tâm trí. Đáng trân trọng nhất là hình ảnh người thầy tôi, vị ân sư tận tụy đáng kính dạy văn thơ tiếng mẹ cho học trò bằng tất cả hiểu biết và trái tim mình. Nhờ thầy Dương Du Cam, tôi biết được đôi điều về thi pháp, từ đó yêu thêm văn chương thơ phú và tập tễnh đi vào con đường dạy văn, làm thơ như thầy. Cũng nhờ học văn, tôi cảm thấy càng yêu thêm tiếng mẹ và cảm nhận sâu sắc thêm về tình cảm quê hương, đất nước và con người qua thi văn.Bước chân ra đời, sau khi nối nghiệp thầy chọn học ngành Văn và dạy Văn, hơn nửa thế kỷ qua, nhiều lần tôi cứ mãi băn khoăn hỏi lại mình: Lòng tôn sư trọng đạo của tôi có thể hiện được mảy may nào đối với công ơn to lớn của thầy tôi, nhà giáo chân chính, người kỹ sư tâm hồn suốt đời chăm lo cho thế hệ ngày mai. “Văn học là nhân học”, thầy tôi hơn một người làm vườn tháng năm lo tận tụy trồng cây :“Vì sự nghiệp trăm năm, trồng người” (4) như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy. Thậm chí, có khi thầy tôi cũng phải trăn trở vì trong đám học trò có đứa còn nghịch ngợm, nên thầy cũng phải âm thầm nhận xót xa, chẳng khác một người lái đò chịu mưa nắng hay sóng to gió cả đưa khách qua sông để cập vào bờ bến chữ nghĩa văn chương. 14. 11. 2020 N.T.T(1) Cha tôi: Anh em tôi gọi thân phụ tôi bằng cậu(2) Ngày trước giáo viên dạy THCS và THPT được gọi là giáo sư(3) Lớp 6 bây giờ.(4) Trong câu “Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm, trồng người”. Tư tưởng của Bác Hồ ------------------------------------- NGUYỄN THANH 3 ĐT: 0918.746 104

Xem

LỜI CẢM ƠN HT TRẦN THỊ LỤA

Về Thư mời tôi về dự Lễ 20/11 tại trường PTTH Châu Văn LiêmTôi rất cảm ơn Hiệu trưởng Trần Thị Lụa và cô Lâm Thị Mỹ Lý (Tổ Văn) đã mời về tôi dự Lễ 20/11 tại ngôi trường xưa PTTH CHÂU VĂN LIÊM - nơi tôi đã học tập 6 năm, giảng dạy hơn 20 năm và có rất nhiều kỷ niệm buồn vui trong cuộc đời gõ đầu trẻ. Nguyễn Tấn Thành (Nguyễn Thanh)

Xem

BỨC TÂM THƯ KÍNH GỬI CÁC BẠN

NGOẠI NGỮ ĐĂNG KHOA 9 Võ Thị Sáu, P. Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ GIẢNG DẠY-BIÊN TẬP & DỊCH THUẬT Email: diemthi1965&gmail.com CN : Nguyễn Thanh - DĐ: 0918.746 104 www. vuonvan.com TÂM THƯ Kính gửi: Quý Vị và các Bạn Kính thưa Quý Vị Từ lâu, tôi đã hân hạnh được biết và quý trọng Quý Vị và các bạn, những bậc tài hoa và nhân cách của đất Tây Đô. Nay tôi xin mạo muội kính gửi đến quý vị bức Tâm thư này để trao đổi đôi điều xin tạm gọi là những lời nói tự sâu thẳm trái tim mình . Trước tiên xin thưa, tôi là Nguyễn Thanh (Nguyễn Tấn Thành), nguyên giáo viên trường Phan Thanh Giản và Châu Văn Liêm, TP. Cần Thơ và hiện nay là Giảng viên đang Hướng dẫn Dịch thuật cho Sinh viên Ngoại ngữ trường Đại học Cần Thơ. Chính thức là giáo viên Văn, Ngoại ngữ, Mỹ thuật, phiên dịch viên, tôi nguyên là Tổng Thơ ký hội Văn nghệ Giải phóng TP. Cần Thơ năm 1975. Hiện nay tôi đang ở trong Hội Nhà văn và hội Mỹ thuật TP. Cần Thơ. Từ trước và sau 1975, tôi đã cộng tác với nhiều nhật báo và tạp chí văn nghệ trong và ngoài nước đồng thời cũng đã xuất bản trên 50 tác phẩm riêng và chung. Tôi đã biên tập, xin phép ấn hành tác phẩm cho hơn 20 trí thức, văn nghệ sĩ bằng tiếng : Việt,Anh, Pháp, Hoa, Đức…. như: cán bộ nhà văn Paul Bastien, nghệ sĩ nhiếp ảnh Linh Phượng, nhà thơ. TS. GV Ngô Hồ Anh Khôi, nhà thơ. TS. BS Huỳnh Văn Bá, nhà văn Nguyễn Thanh Hùng,… ở Cần Thơ và các tỉnh: nhà thơ Võ Thanh Hùng (Cà Mau), nhà văn Đỗ Trí (TP.HCM), BS.Trần Tuyển (Hà Nội), nhà thơ, cán bộ Trần Kim Côn (Vĩnh Long), nhà văn luật sư Nguyễn Thành Khâm (Vĩnh Long),… Thưa Quí Vị, Có lẽ quý vị cũng vui vẻ đồng ý với chúng tôi là con người sinh ra trong đời dù ở địa vị, hoàn cảnh nào cũng có thể coi là một thế giới của riêng mình. Là cán bộ, chiến sĩ về hưu,…ai cũng từng có một cuộc đời uẩn khúc, liệt oanh; là một trí thức doanh nhân đã đạt nhiều thành tựu ấn tượng đáng nói trên thương trường, hoặc là một nghệ sĩ tài với cuộc đời thăng trầm hoặc một chiến sĩ oai hùng từng đi lên từ nghiệt ngã. Quý vị nào cũng cần lưu lại những ấn tượng độc đáo về chân dung cuộc đời mình bằng những trang sách trong: Tâp thơ, Hồi ký, Tự truyện cho mình, gia đình, con cháu hoặc thế hệ mai sau nghiền ngẫm. Tư tưởng đẹp La Tin có câu : “ Lời nói bay đi, chữ nghĩa còn lại” (Verba vola, scripta manent/ Spoken words fly away, written words remain) hoặc “Tất cả mất đi, chỉ còn lại văn hóa ” (Tout s’oublie, seule la culture reste). Hầu hết các danh nhân, nhân sĩ trí thức, nghệ sĩ tài hoa ….trên đều có tác phẩm minh họa lại những bức tranh màu sắc và những khúc phim lịch sử về chân dung mình để lại cho thế hệ đời sau. Kính thưa Quý Vị, Với chuyên môn ổn định vững vàng của một nhà giáo cầm bút yêu nghề, một dịch giả đa ngữ và trải nghiệm, tôi: Nguyễn Thanh (thầy giáo Nguyễn Tấn Thành - 0918.746 104) nguyện sẽ đem hết tâm huyết chấp bút hỗ trợ cho Quý Vị để hoàn thành tốt đẹp “Thiên sử văn chương” về cuộc đời mình như một thế giới riêng bên cạnh gia đình, vợ con, bằng hữu và quần chúng xã hội. Nguyễn Thanh rất mong được tiếp đón Quý Vị và các bạn ! Ngày 12 tháng 11 năm 2020 Chủ nhiệm Ban Tu thư Nhà văn Nguyễn Thanh*Xin Quý Vị mạnh dạn liên hệ trực tiếp với: - NGUYỄN THANH (Thầy Nguyễn Tấn Thành) - DĐ: 0918.746 104 Giáo viên: Văn, Ngoại ngữ, Mỹ thuật - Phiên dịch viên - Nhà văn - Họa sĩ Tại: 9 Võ Thị Sáu, P. Tân An, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ- Email: diemthi1965gmail.com

Xem

NHẬN THUYẾT TRÌNH VỀ ĐỀ TÀI : ĐỂ HỌC TỐT NGOẠI NGỮ

NHẬN ĐẾN CƠ QUAN, TRƯỜNG HỌC THUYẾT TRÌNH VỀ :ĐỂ HỌC TỐT NGOẠI NGỮ DIỄN GIẢ: NGUYỄN TẤN THÀNH (NGUYỄN THANH)GV. ĐA NGỮ- DỊCH GIẢ- NHÀ VĂN- HOẠ SĨ (TÚ TÀI 2 TOÁN + TÚ TÀI 2 VĂN CHƯƠNG - SINH NGỮ + CỬ NHÂN VĂN KHOA + CAO HỌC VĂN CHƯƠNG- MAITRISE DE LETTRES)Liên hệ : Nguyễn Thanh - 0918.746 104 hoặc tại 9 Võ Thị Sáu, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Xem

THƯ CỦA TS. P T TUYẾT VÂN - ĐH CT

Phan Thi Tuyet Van 002808 đã viết: Vào 09:37, T.5, 27 Th8, 2020 Kính chào Thầy, Em cảm ơn rất nhiều tấm lòng của Thầy! Em rất ngưỡng mộ sự tài hoa và nhân cách của Thầy. Bản thân em còn phải học hỏi rất nhiều. Em không được như Thầy nói đâu ạ! Em rất mong một ngày nào đó có nhiều thời gian đến chỗ Thầy và được nghe Thầy nói chuyện. Em kính chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ. Trân trọng, P. T . Tuyết Vân TS. GV Hướng dẫn SVĐH.CT

Xem
Processing...