Thông báo

Vọng cổ: HỜN GIẬN YÊU THƯƠNG Tương Như

2. Vọng cổ HỜN GIẬN YÊU THƯƠNG Lời ca: Tương Như Ý thơ: H V B Nói lối: Trong tình cảm, ai cũng có lúc hờn khi giận, Dù có giận cũng không thể không thương; Bởi giận - thương là chuyện lẽ đời thường, Quý trọng, thương yêu, cuộc đời thêm cao thượng.1.Chập chùng như biển lớn với sóng cả gió to, chuyện nhân tình thế thái, ta nguyện sắt son giữ mãi chữ ân tình… Với một niềm thương tự sâu thẳm trái tim mình. Dẫu cuộc đời với bao nỗi lo toan, hay cuộc sống nhiều điều ta đối mặt (-). Cũng đừng vì một hạt bụi trên giường, hay chỉ vì một cành lá lấm lem sương. Mà vội vàng thốt ra một lời lẽ xem thường, để bỗng chốc tình thương không trọn giữ. 2. Có hờn rồi không giận, có ghét nhưng cũng không thể không thương. Thương giận, giận thương là chuyện của đời thường… lắng đọng tâm tư, để tránh đi khắc khoải đau buồn… Trời đất còn có khi mưa nắng, con người không sao tránh khỏi có lúc buồn vui (-) NHưng hờn trách yêu thương là chuyện thường tình, Sống ở trong đời không ai tránh khỏi, Miễn sao giữ cho hờn giận yêu thương, của con người không phương hại đến tình yêu. ***Nói lối:Trong cuộc sống, con người sao tránh khỏi hờn giận, Giữa biển tình, ai không đắm đuối yêu thương. Hờn giận thương yêu là thực tế của đời thường, Khác chi trong trời đất có lúc mưa khi nắng5. Ghét nhau quá cũng là thương nhau nhiều đó, dù ghét giận hay yêu thương cũng nên quí trọng nhau nhiều… Trong yêu thương có dịu ngọt, khi hờn giận cũng có thể xúc phạm đôi điều … Trớ trêu thay vị đắng có người say đắm, kẻ phong trần lại thích thú đau thương (-) Trong cuộc sống với nghĩa tình luôn vẫn giữ, dù giận hay hờn cũng nên giữ vẹn tình thương, chuyện vặt trong đời đôi khi không tránh khỏi, nên coi lượng thứ bao dong là chuyện nên làm. 6. Trong cuộc sống đa đoan, chuyện hờn trách con người không hiếm gặp ở trong đời.. .. Nhưng tất cả cũng là do bản chất ở con người… Đửng để tâm đến lỡ nghe một lời nói nặng, Tụi mình thôi sao lại tính chuyện thiệt hơn (-). Lúc tôi rộng lòng châm chước cho anh chị, Khi thì các bạn chịu khó tha thứ cho tôi. Cho cuộc sống mình chan chứa yêu thương Hãy bỏ giận quên hờn để giữ mãi lấy tình thương. Ngày 8. 03. 2021 Tương Như------------------------------------*Bản kính tặng anh Võ Tấn Dũng, người Việt Nam tại Cần Thơ đem hết tâm huyết chủ trương làm Cát Sạch trong xây dựng, đã từng đạt Giải nhất trong Hội thi Cát Sạch Thế giới WIPO.2. Vọng cổ HỜN GIẬN YÊU THƯƠNG Lời ca: Tương Như Ý thơ: H V B Nói lối: Trong tình cảm, ai cũng có lúc hờn khi giận, Dù có giận cũng không thể không thương; Bởi giận - thương là chuyện lẽ đời thường, Quý trọng, thương yêu, cuộc đời thêm cao thượng.1.Chập chùng như biển lớn với sóng cả gió to, chuyện nhân tình thế thái, ta nguyện sắt son giữ mãi chữ ân tình… Với một niềm thương tự sâu thẳm trái tim mình. Dẫu cuộc đời với bao nỗi lo toan, hay cuộc sống nhiều điều ta đối mặt (-). Cũng đừng vì một hạt bụi trên giường, hay chỉ vì một cành lá lấm lem sương. Mà vội vàng thốt ra một lời lẽ xem thường, để bỗng chốc tình thương không trọn giữ. 2. Có hờn rồi không giận, có ghét nhưng cũng không thể không thương. Thương giận, giận thương là chuyện của đời thường… lắng đọng tâm tư, để tránh đi khắc khoải đau buồn… Trời đất còn có khi mưa nắng, con người không sao tránh khỏi có lúc buồn vui (-) NHưng hờn trách yêu thương là chuyện thường tình, Sống ở trong đời không ai tránh khỏi, Miễn sao giữ cho hờn giận yêu thương, của con người không phương hại đến tình yêu. ***Nói lối:Trong cuộc sống, con người sao tránh khỏi hờn giận, Giữa biển tình, ai không đắm đuối yêu thương. Hờn giận thương yêu là thực tế của đời thường, Khác chi trong trời đất có lúc mưa khi nắng5. Ghét nhau quá cũng là thương nhau nhiều đó, dù ghét giận hay yêu thương cũng nên quí trọng nhau nhiều… Trong yêu thương có dịu ngọt, khi hờn giận cũng có thể xúc phạm đôi điều … Trớ trêu thay vị đắng có người say đắm, kẻ phong trần lại thích thú đau thương (-) Trong cuộc sống với nghĩa tình luôn vẫn giữ, dù giận hay hờn cũng nên giữ vẹn tình thương, chuyện vặt trong đời đôi khi không tránh khỏi, nên coi lượng thứ bao dong là chuyện nên làm. 6. Trong cuộc sống đa đoan, chuyện hờn trách con người không hiếm gặp ở trong đời.. .. Nhưng tất cả cũng là do bản chất ở con người… Đửng để tâm đến lỡ nghe một lời nói nặng, Tụi mình thôi sao lại tính chuyện thiệt hơn (-). Lúc tôi rộng lòng châm chước cho anh chị, Khi thì các bạn chịu khó tha thứ cho tôi. Cho cuộc sống mình chan chứa yêu thương Hãy bỏ giận quên hờn để giữ mãi lấy tình thương. Ngày 8. 03. 2021 Tương Như------------------------------------*Bản kính tặng anh Võ Tấn Dũng, người Việt Nam tại Cần Thơ đem hết tâm huyết chủ trương làm Cát Sạch trong xây dựng, đã từng đạt Giải nhất trong Hội thi Cát Sạch Thế giới WIPO.

Xem

VỀ TUYỂN TẬP THƠ "BÚT HOA 1" CỦA THÂN HỮU TRI ÂM

GỒM 15 TÁC GIẢ, DỊCH RA : ANH-PHÁP- HOA (BY NGUYỄN THANH)DỰ TRÚ SẼ ẤN HÀNH VÀO MÙA THU 2021 (QUÝ 2). NGUYỄN THANH SẼ CHỦ ĐỘNG MỜI : Nguyễn Xuân Vũ - Sơn Hiệp - Lê Xuân - Đặng Phúc Minh - Quốc Nam -Thúy Kiều -Trần Thi- L M Hinh - Tr. Bửu Hoài - N T Tín - Lê Đình Bích - N K Phong , N Thanh, H V Bá...

Xem

VẦN THƠ SÔNG NÚI Nguyễn Thanh

Nguyễn ThanhBÀI THƠ SÔNG NÚI Nguyên Tiêu元宵今 夜 元 宵 月 正 圓春 江 春 水 接 春 天煙 波 深 處 談 軍 事夜 半 歸 來 月 滿 船Âm Hán Việt NGUYÊN TIÊUKim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền. 1948 HỒ CHÍ MINHDịch thơ RẰM THÁNG GIÊNGRằm xuân lồng lộng trăng soiSông xuân nước lẫn màu trời thêm xuânGiữa dòng bàn bạc việc quânKhuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. 1948 XUÂN THỦY“Là thơ ký của thời đại”, nhà văn thường để lại trong tác phẩm mình những dấu ấn sâu đậm về lịch sử và con người. Có những người mà mỗi lời nói và hành động thường gắn liền với một giai đoạn lịch sử của một đất nước. Cũng có những vĩ nhân vốn không xuất thân là thi sĩ nhưng đã lưu lại cho đời sau nhiều bài thơ đẹp như những bản tình ca đất nước mang nội dung sâu lắng, âm vang giai điệu hùng tráng như những bước đi lịch sử của cả dân tộc mình trong một thời đấu tranh anh dũng.Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta là một người như thế.Không chỉ là một nhà cách mạng thiên tài, một chính trị gia lỗi lạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ lớn với sự nghiệp văn chương đáng trân trọng. Ngoài tập thơ “Nhật ký trong tù” từng được hơn nửa phần nhân dân thế giới tìm đọc và sùng thượng như một “thánh kinh chính trị”**. Bài thơ “Nguyên tiêu” thuộc chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc trong thời kháng chiến chống Pháp: Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng), Báo tiệp (Tin thắng trận), Thu dạ (Đêm thu), Tư chiến sĩ (Nhớ chiến sĩ), Đăng sơn (Lên núi)…Sau chiến thắng thu đông năm 1947 sang xuân hè 1948, quân ta lại chiến thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khí sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như một đóa hoa xuân rực rỡ và ngạt ngào hương sắc. Nhà thơ Xuân Thủy đã dịch tương đối đạt ra thể lục bát bài thơ bằng chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt của Bác Hồ:Rằm xuân lồng lộng trăng soiSông xuân nước lẫn màu trời thêm xuânGiữa dòng bàn bạc việc quânKhuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.Bài thơ tả cảnh thơ mộng đêm nguyên tiêu giữa một không gian bao la ngời sáng ánh trăng, thể hiện cảm xúc dạt dào và niềm vui trong sáng nơi tâm hồn vị lãnh tụ thiên tài trong đêm rằm tháng Giêng lịch sử. Chỉ với bốn câu mang chủ đề về đêm nguyên tiêu, bài thơ đã vẽ lên được một bức tranh sông nước tuyệt vời, linh động có hồn mà không chỉ là “thi trung hữu họa” (trong thơ có vẽ). Bầu trời mênh mang của đêm rằm tháng Giêng với vầng trăng tròn vành vạnh (nguyệt chính viên) là bối cảnh đẹp tươi xinh và rất hữu tình:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)Đất nước thân yêu bao trùm một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của sông xuân, màu xanh trong như ngọc bích của “xuân thủy” tiếp nối với màu thiên thanh của bầu trời xuân. Cái thần của câu thơ thứ hai nổi bật trong cảnh sông nước trời xuân được tô đậm bằng cách điệp đi điệp lại từ xuân đến ba lần:Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)“Xuân” ở đây mang ý nghĩa mùa xuân, tượng trưng cho tuổi trẻ với sinh lực mãnh liệt của con người. “Xuân” gợi tả nét đẹp thanh tú mà hùng vĩ và sức sống thần kỳ của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn tiềm tàng dào dạt một sức bật trẻ trung. Nhà thơ dùng nét bút phác họa cảnh đêm nguyên tiêu để thể hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân lịch sử đẹp hào hùng, đất nước đang kiên cường kháng chiến.Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên với trời trăng sông nước cũng là yêu đời tha thiết. Tình cảm cao thượng sáng trong này ta cũng thường cảm nhận được từ nhiều bài thơ trong “Nhật ký trong tù”: Ngắm trăng, Tặng Bùi Công… chan hòa lòng yêu tạo vật, tạo nên giai điệu trữ tình tô đậm sắc màu cổ tích. Nhưng trong “Nguyên tiêu” thiên nhiên có thể coi như được xuất hiện với vai trò chính là làm “phông” để con người hành động và tuyên ngôn cho ý chí và hoài bão của mình.Hai câu cuối bài thơ minh họa thêm dòng sông, khói sóng và con thuyền: Yên ba thâm xứ đàm quân sựDạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền. (Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)Nếu ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh khi Bác bị giam giữ nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này (1948), ánh trăng lại soi xuống con thuyền Bác đang bàn bạc việc quân (đàm quân sự). Ở đây, trăng rằm tháng Giêng vằng vặc trong thơ Bác, chính là vầng trăng ước hẹn với bao hy vọng cho những mùa trăng huy hoàng trên đất nước. Khác biệt với một số tao nhân mặc khách ngày trước đôi khi mượn cảnh “khói sóng trời xa” (yên ba thâm xứ) bộc lộ nỗi buồn riêng tư: “Yên ba thâm xứ hữu ngư châu” (Cao Bá Quát), “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Thôi Hiệu)…, Bác thưởng trăng nguyên tiêu trong cảnh “khói sóng trời xa” như hành động của người chiến sĩ đánh giặc giữ nước. Vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến bảo vệ non sông. Cả câu thơ thứ ba đã khắc chạm rõ nét dấu ấn hiện đại độc đáo thơ Bác – vần thơ thép đậm tính chiến đấu như quan điểm nghệ thuật lành mạnh mà Người đã từng tuyên ngôn: “Nay ở trong thơ nên có thép / Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi) khiến cho những vần thơ Bác cho ta thấy rõ sắc màu lịch sử của thi ca thời đại Hồ Chí Minh.Sau những canh dài bàn việc quân cơ căng thẳng trong khói sóng miền xa, khi trời đã về khuya, Bác trở về căn cứ địa cách mạng với tâm hồn lạc quan sảng khoái. Con thuyền của vị thống soái – con thuyền kháng chiến, đã trở thành con thuyền trăng của thi nhân trên sông nước mênh mông ngập ánh trăng vàng (nguyệt mãn thuyền).Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta cảm nhận được trăng nước trong thơ Bác thật đẹp. Vầng trăng hữu tình trong đêm nguyên tiêu ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc mang phong cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương đông.Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt man mác sương khói Đường thi, với những hình ảnh quen thuộc: con thuyền, vầng trăng, có sông xuân, nước xuân và khói sóng. Nhạc thơ thanh thoát êm mơ quyện trùm một không gian bao la tĩnh lặng. Duy khác một điều, giữa khung cảnh thơ mộng trữ tình ấy, nhà thơ không cần phải có rượu để thưởng trăng và ngâm thơ vịnh phú, mà chỉ cốt “bàn bạc việc quân”. Như một áng hoa xuân đẹp trong mùa lửa đạn, bài thơ kết tụ được tinh hoa quí hiếm từ tâm hồn, trí tuệ và đạo đức của một vĩ nhân kiệt xuất.“Nguyên tiêu” là bài thơ trăng tuyệt bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vầng trăng đẹp đêm nguyên tiêu phải chăng là biểu tượng ước mơ về một non sông hoa gấm thanh bình? Vì con thuyền trăng đã là con thuyền kháng chiến đang hướng về một chiến công phía trước. Và tiếng trăng ca hay màu trăng dải lung linh (trăng ngân) trên cảnh sông nước trời xuân, cũng chính là tiếng gọi của núi sông hay tiếng hát lạc quan của một hồn thơ chiến sĩ. Xuân Tân Sửu, 2021 N.T* Bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy** Political bible, theo Bernard B.Fall, nhà báo tiến bộ Mỹ trong “Ho Chi Minh on revolution” (Hồ Chí Minh trên đường cách mạng) – published by The New American Library, NY. USA 1968.

Xem

THÔNG TIN

Nguyễn ThanhHUỲNH VĂN BÁ-NGƯỜI THẦY THUỐC NẶNG NỢ VỚI VĂN CHƯƠNG * Tây Đô là mảnh đất văn hiến với không hiếm những trang anh hùng hào kiệt yêu nước và tài tử phong lưu. Kế thừa truyền thống văn chương của Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt … và các bậc văn nghệ sĩ đàn anh : Kiều Thanh Quế, Lưu Hữu Phước, Hoài Sơn, Mai Văn Bộ, Trần Kiết Tường, …đã có không ít thế hệ đàn em noi gương xứng đáng trên lĩnh vực văn chương. Gần thế kỷ trước, đã hiện diện nơi đây những trí thức bác sĩ tại Cần Thơ yêu văn nghệ như GS. Nguyễn Văn Kiết, học giả Hồ Hữu Tường, BS.Lê Văn Ngôn, BS. Lê Văn Thuấn,.. Hôm nay, tại Tây Đô, trong khí thế hoạt động văn nghệ thăng hoa của thành phố cầm thi của đất nước tự do thanh bình, nhiều văn nghệ sĩ xuất thân là thầy thuốc đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực văn học nghệ thuật: BS. Trần Tuyển, BS. Trần Thanh Chương, BS. Huỳnh Văn Bá, … Nhà thơ. BS Huỳnh Văn Bá sinh năm 1964 tại Thới Lai, Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa (1988). Thạc sĩ Y học (2003). Tiến sĩ Y khoa chuyên ngành Da liễu (2011), được công nhận học hàm Phó Giáo sư năm 2015. Từ 1988 đến nay,vừa giảng dạy, vừa chăm lo cộng tác chữa bệnh. Bác sĩ Bác Huỳnh Văn Bá luôn nghiên cứu, học hỏi, sáng tạo để phục vụ quần chúng với tinh thần luôn hướng về lợi ích cộng đồng. “Yêu người” và “Yêu nghề” là niềm đam mê, trách nhiệm của bác sĩ Huỳnh Văn Bá để thể hiện một tấm lòng trân trọng cuộc sống đời thường. Hiện tại, BS. Huỳnh Văn Bá là Nguyên soái của Viện FOB, một trung tâm Đào tạo Nghệ thuật Làm Đẹp tại miền Tây Nam bộ. Với tâm hồn nghệ sĩ yêu văn chương, bác sĩ Huỳnh Văn Bá có tâm huyết muốn truyền cảm hứng cho người xung quanh, bạn bè và đồng nghiệp bốn phương qua tập thơ “Đời và Thơ. ”. Huỳnh Văn Bá là một khuôn mặt trí thức yêu văn chương ít ai có thể nhầm được với bất kỳ người thầy thuốc nào trên trên vùng đất văn hiến màu mỡ trái ngọt cây lành miền Tây Nam nước Việt. Anh được may mắn sinh ra tại vùng đất Thới Lai địa linh nhân kiệt hiện nay còn in rõ dấu ấn hoạt động cách mạng của Châu Văn Liêm, Ung Văn Khiêm, Huỳnh Phan Hộ… Chân dung phúc hậu với vầng trán mênh mông và nụ cười hồn nhiên hiền lành của Huỳnh Văn Bá thể hiện nỗi khát khao tìm kiếm và gọi mời ta hướng về ánh bình minh rạng rỡ của một khung trời nghệ thuật văn chương. Huỳnh Văn Bá là một tâm hồn giàu tình cảm, yêu đa phương không hề mệt mỏi. Sau những năm dài miệt mài học tập ở Đại học Y khoa và những tháng ngày tận tụy với bệnh nhân ở nhà thương, Huỳnh Văn Bá còn lân la đến với làng văn ngoài công tác chuyên môn ở bệnh viện. Vừa được mời ngồi ghế giám khảo chấm thi Hoa hậu, Huỳnh Văn Bá cũng hăm hỡ bước chân sang lĩnh vực văn chương. Nhà thơ. Bác sĩ Huỳnh Văn Bá đã làm quen với vần điệu thi ca từ hơn nhiều thập niên qua. Là một tâm hồn dễ cảm, anh làm thơ vào bất cứ lúc nào khi nhận thấy cảm xúc dâng trào lên trong tâm hồn. Nàng thơ (the Muse) thân thiện có thể đến với anh trong giờ hướng dẫn sinh viên thực tập ở trường Y, trên bước đường công tác đó đây hoặc lúc sang phà đêm khuya,… Mang sứ mệnh thiêng liêng của người thầy thuốc, Huỳnh Văn Bá vẫn không bao giờ quên lời thề Hippocrates. Với lời thơ dịu dàng như lời người mẹ hiền, Huỳnh Văn Bá thiết tha căn dặn học trò mình giữ vững Y đức khi đã mang trong mình chiếc áo màu trinh trắng tinh khôi của sinh viên trường thuốc : Tôi mong sao em có cái tâm/ Khi em đã mang màu áo trắng (Tâm sự người thầy). Khi sang phà Mỹ Lợi - Gò Công, với tâm hồn nghệ sĩ nhạy bén, không gian ngoại giới nơi vùng đất lạ đã gây nên xúc cảm nghề nghiệp khá vui ở nhà thơ: Đi qua cầu Mồng Gà/ Khêu gợi ở lòng ta/ Tưởng đâu bệnh ngoài da/ Nào ngờ nơi xứ lạ (Qua cầu Mồng Gà). Là người thầy thuốc nặng hồn thơ, Huỳnh Văn Bá không thể tách rời thi ca ra khỏi cuộc sống thực của người thầy thuốc. Anh đã coi thơ như hơi thở, như người bạn đường chung thủy trong suốt hành trình cuộc đời mình : Thơ trong đời và đời trong thơ (Vui buồn có Thơ). Là người con hiếu thảo, nhà thơ Huỳnh Văn Bá đã bày tỏ tấm lòng trân trọng Mẹ như một hình tượng cao đẹp trong sáng của đời mình. Yêu thương cha, tác giả không quên nhắc đến người mẹ hiền cần cù, chịu khó một nắng hai sương, với đời thân cò lặn lội, đã vất vả nuôi con cho đến khi khôn lớn nên người: Có những lúc trên chiếc xuồng nho nhỏ/ Mẹ một mình bươn chải trên sông/ Chở gạo buôn rau xuôi chảy ngược dòng/ Chỉ duy nhất nhìn các con khôn lớn (Mẹ tôi). Tình thương của tác giả không chỉ dành cho gia đình, người thân mà còn lan tỏa đến người lao động đáng thương trong xã hội. Những đêm thanh vắng, nghe tiếng chỗi khuya sột soạt ngoài phố, nhà thơ thấy chạnh lòng thương trước hoàn cảnh của người công nhân nghèo quét rác bảo vệ môi trường trong lúc bao người khác đang yên giấc: Người đang yên giấc trên giường/ Còn em đang đứng quét đường trong đêm/ Em đang làm sạch phố phường/ Góp phần bảo vệ môi trường có em (Tâm sự đêm khuya). Lòng nhân ái bao la cộng hưởng với ngọn lửa đam mê bẩm sinh hừng hực trong người đã tạo nên thành công cho con người nhân cách, biết nuôi hy vọng trong đời : Kiếp sống cho người nhiều hy vọng/ Đam mê kiên nhẫn sẽ thành công (Đam mê) // Trong cuộc sống có bao điều đáng trọng/ Giữ nghĩa trọn tình lòng dạ sáng trong/ Biết sống vì nhau với cả tấm lòng/ Nguồn gốc thành công chính là nhân cách (Thành công bắt nguồn từ nhân cách). Những vần thơ tâm huyết chứa đựng bài học quý giá như chân lý, kết tinh từ một hồn thơ trí thức trải nghiệm mãi mãi muốn làm đẹp cuộc đời nhân thế bằng lòng yêu người vô bờ: Bằng khối óc và trái tim/ Cùng nhau san sẻ vạn niềm vui chung (Hành trình làm đẹp cùng FOB). Bao trùm lên chủ đề tư tưởng và nội dung thi tập “Đời và Thơ” của Nhà thơ. BS. Huỳnh Văn Bá là bài thơ trọng tâm mở đầu tác phẩm: Mỗi ngày một bông hồng - tác phẩm được Nguyễn Thanh chấp bút, Huy Thọ phổ thành giai điệu ca khúc đã được phổ biến rộng rãi trên phương tiện truyền thông với sự hoan nghênh của quần chúng yêu thi ca và âm nhạc. Với một khối óc sáng trong sâu lắng và sự rung động tinh tế của một trái tim nghệ sĩ vừa trí tuệ vừa đa cảm, cộng với lời lẽ hàm súc, vần điệu vững vàng, bút pháp mượt mà, nhà thơ Huỳnh Văn Bá đã khiến cho người yêu thơ có được một ấn tượng độc đáo: Mỗi ngày một bông hồng xứng đáng là một thông điệp nhân sinh mang màu sắc triết lý về tinh thần lạc quan và lòng vị tha hiếm thấy. Mỗi câu thơ (line), mỗi khổ thơ (strophe) trong bài thơ tuyệt bút này là một phương châm hành động tốt đẹp soi đường sáng cho con người: Một ngày mới thêm bao niềm vui mới/ Một ngày vui hơn cả vạn ngày vui// Dù phải chịu trách hờn từ ai đó/ Vẫn không buồn để lòng dạ sáng trong. Với lòng yêu đời, yêu người, nhà thơ đã kêu gọi mọi người thân thiện xích lại gần nhau hơn trong cuộc sống : Hãy sống vì nhau và yêu thương nhau// Ta vui sống để người người gần lại…// Hãy đến với nhau là vì mọi người/ Cho đời ta nở rộ những niềm vui. Tổng quan nhìn lại, người đọc dễ cảm nhận cái cô đọng ở trong lòng người yêu thi ca sau khi đọc tập thơ “Đời và Thơ” là tiếng chim gọi đàn thánh thót để cùng nhau hăm hỡ bay về một vùng trời bình minh thi ca rạng rỡ. Thi tập “Đời và Thơ” tiêu biểu là bài thơ “Mỗi ngày một bông hồng” được viết thành ca khúc phổ biến, với những vần thơ chan chứa tinh thần lạc quan yêu đời, có thể xem là tiếng hát reo vui mang giai điệu đầm ấm yêu thương, lung linh ánh dương tươi sáng trong không gian thi ca nơi cuối miền đất nước. 29. 11. 2020 Nguyễn Thanh (Hội Nhà Văn & Hội Mỹ thuật TP. Cần Thơ)

Xem

BỨC THƯ NGỎ KÍNH GỬI QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN

NGOẠI NGỮ ĐĂNG KHOA 9 Võ Thị Sáu, P. Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ GIẢNG DẠY-BIÊN TẬP & DỊCH THUẬT Email: diemthi1965&gmail.com CN : Nguyễn Thanh - DĐ: 0918.746 104 www. vuonvan.com BỨC THƯ NGỎ Kính gửi: Quý Vị và các Bạn Kính thưa Quý Vị Từ lâu, tôi đã hân hạnh được biết và quý trọng Quý Vị và các bạn, những bậc tài hoa và nhân cách của đất Tây Đô. Nay tôi xin mạo muội kính gửi đến quý vị bức Tâm thư này để trao đổi đôi điều xin tạm gọi là những lời nói tự sâu thẳm trái tim mình . Trước tiên xin thưa, tôi là Nguyễn Thanh (Nguyễn Tấn Thành), nguyên giáo viên trường Phan Thanh Giản, Cấp 3 Thành phố và Châu Văn Liêm, TP. Cần Thơ. Hiện nay, tôi là Giảng viên đang Hướng dẫn Dịch thuật cho Sinh viên Ngoại ngữ trường Đại học Cần Thơ. Khi bắt đầu đi dạy học, tôi chính thức là giáo viên Văn, Ngoại ngữ, Mỹ thuật, phiên dịch viên. Tôi cũng là nguyên Tổng Thơ ký hội Văn nghệ Giải phóng TP. Cần Thơ năm 1975. Tôi đang ở trong Hội Nhà văn và hội Mỹ thuật TP. Cần Thơ. Từ trước và sau 1975, tôi đã cộng tác với nhiều nhật báo và tạp chí văn nghệ trong và ngoài nước đồng thời cũng đã xuất bản trên 50 tác phẩm riêng và chung. Tôi đã biên tập, xin phép ấn hành tác phẩm cho hơn 20 trí thức, văn nghệ sĩ bằng tiếng : Việt, Anh, Pháp, Hoa, Đức…. như: cán bộ nhà văn Paul Bastien, nghệ sĩ nhiếp ảnh Linh Phượng, nhà thơ Nguyễn Hoàng Triều, nhà thơ. TS. GV Ngô Hồ Anh Khôi, nhà thơ. Nguyễn Thanh Hùng, nhà thơ. TS. BS Huỳnh Văn Bá (Cần Thơ),. ... Tại các tỉnh có : nhà thơ Võ Thanh Hùng (Cà Mau), nhà văn Đỗ Trí (TP.HCM), nhà thơ BS.Trần Tuyển (Hà Nội), nhà thơ, cán bộ Trần Kim Côn (Vĩnh Long), nhà văn luật sư Nguyễn Thành Khâm (Vĩnh Long),… Thưa Quí Vị, Có lẽ quý vị cũng đồng ý với chúng tôi là con người sinh ra trong đời dù ở địa vị, hoàn cảnh nào cũng có thể coi là một thế giới của riêng mình. Là cán bộ, chiến sĩ về hưu,…ai cũng từng có một cuộc đời uẩn khúc, liệt oanh. Là một trí thức doanh nhân đã đạt nhiều thành tựu ấn tượng trên thương trường. Là một nghệ sĩ tài với cuộc đời thăng trầm hay một chiến sĩ oai hùng từng đi lên từ nghiệt ngã. Quý vị nào cũng cần lưu lại những ấn tượng độc đáo về chân dung cuộc đời mình bằng những trang sách trong: Tập thơ, Hồi ký, Tự truyện… cho mình, gia đình, con cháu hoặc thế hệ mai sau nghiền ngẫm. Tư tưởng đẹp La Tin có câu : “ Lời nói bay đi, chữ nghĩa còn lại” (Verba vola, scripta manent/ Spoken words fly away, written words remain) hoặc “Tất cả mất đi, văn hóa còn lại” (Tout s’oublie, seule la culture reste). Hầu hết các danh nhân, nhân sĩ trí thức, nghệ sĩ tài hoa ….trên đều có tác phẩm minh họa lại những bức tranh màu sắc và những khúc phim lịch sử về chân dung mình. Kính thưa Quý Vị, Với chuyên môn ổn định của một nhà giáo cầm bút yêu nghề, một dịch giả nhiều ngoại ngữ và tạm gọi là trải nghiệm, tôi: Nguyễn Thanh (thầy giáo Nguyễn Tấn Thành - 0918.746 104) nguyện sẽ đem hết tâm huyết để biên soạn, chấp bút hỗ trợ cho Quý Vị để hoàn thành tốt đẹp “Thiên sử văn chương” về cuộc đời mình bên cạnh gia đình, vợ con, bằng hữu và quần chúng xã hội. Nguyễn Thanh rất mong được tiếp đón Quý Vị và các bạn ! Ngày ….. tháng ….. năm 202 Chủ nhiệm Ban Tu thư Nhà văn Nguyễn Thanh*Xin Quý Vị mạnh dạn liên hệ trực tiếp với: - Nguyễn Thanh (Nguyễn Tấn Thành) - DĐ: 0918.746 104 Giáo viên: Văn, Ngoại ngữ, Mỹ thuật - Phiên dịch viên - Nhà văn - Họa sĩ Tại: 9 Võ Thị Sáu, P. Tân An, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ- Email: diemthi1965gmail.com

Xem

NHÂN NGÀY 20/11

Nguyễn Thanh THẦY GIÁO TRƯỜNG HUYỆN Truyện ngắn Ngày tốt nghiệp Đại học sư phạm, Phong nhận quyết định về dạy ngay trung tâm một thành phố lớn miền Tây. Thương Nguyên quê ở miền Trung, mồ côi cha, mẹ lại già yếu bệnh tật, Phong hoán chuyển cho bạn, về dạy trường huyện Long Mỹ vì Nguyên nghe nói đất Trà Ban là vùng Việt Cộng. Huyện lỵ cách xa thành phố trên năm mươi cây số giữa đồng bằng mà con lộ sơn xuyên trắc trở. Hành khách ngồi xe đò sáng sớm từ Cần Thơ đi Long Mỹ, luôn chịu cảnh nắng bụi phủ đầu cổ, mưa bùn lấm lem quần áo, mệt nhọc cả ngày mới tới được điểm đến là chỗ cùng đường. Đôi khi, hành khách chịu cảnh ngủ đêm trên xe giữa đường vì đường lộ bị đào đứt, chưa kịp lấp hoặc để tránh súng đạn giao tranh. Từ giữa lòng thành phố, ngồi trên ô tô tại bến xe đi Long Mỹ đường cây Bã Đậu, đến quận Cái Răng, Phong đã bâng khuâng cảm thấy mình như đang hành hương trên con đường huyền thoại còn in đậm những dấu ấn kháng chiến của chiến sĩ vệ quốc đoàn từ cuộc tập kích oanh liệt của Lê Bình vào thị trấn lịch sử này. Những địa danh : Cái Tắc, Tầm Vu, Rạch Gòi, Kinh Cùng, Xẻo Trân, Vĩnh Tường rồi Vị Thanh, Hỏa Lựu, đoạn đường Cây Mít quỳ…mỗi khi xe đi ngang qua luôn nhắc Phong nhớ đến những trận chiến đấu quyết liệt của nhân dân với kẻ thù. Mòn mỏi vượt hơn năm mươi cây số trên con đường dài chông chênh khúc khuỷu, chiếc xe đò cà tàng đời cũ khục khục lên mấy tiếng nghẹn rồi dừng hẵn, bỏ lại phía sau từng vệt khói mù xám xịt tan dần trong khoảng không gian miền quê. - Tới Long Mỹ cùng đường rồi đó thầy giáo. Chị hành khách bạn hàng trẻ tuổi, vui tính nói chuyện suốt trên xe, ngồi cùng băng, biết Phong là thầy giáo mới đến nhận nhiệm sở, đã mỉm cười nhắc anh. Long Mỹ là một quận lẻ heo hút, buồn tênh lần đầu tiên trong đời Phong mới đặt chân đến. Còn gọi là Trà Ban Lớn, huyện Long Mỹ dạo ấy nối mạch giao thông với Cần Thơ bằng một hương lộ nhỏ bé, lởm chởm đá núi và lục cục đất nung. Người từ các nơi khác đến đây luôn có cảm giác gian nan như đường vào đất Thục. 1 Tại bến xe ọp ẹp, trông sang thị trấn quận lỵ, hành khách nhìn thấy nhà lồng chợ tiêu điều, nằm chênh vênh giữa mấy căn nhà tôn cũ, mái nhà thấp lè tè như ngủ yên trong không gian. Trung tâm thị xã gối đầu trên doi đất giao thoa mỗi năm giữa hai mùa nước lợ của dòng kênh Trà Ban thẳng tắp và con sông Cái Lớn hiền hòa từ biển Kiên Giang chảy về. Mùa nước nổi dâng ngập bờ sông, tôm cá dập dềnh, theo dòng nước nườm nượp về trên sông. Sáng sớm chiều muộn, những đám rong rêu hồ hải xanh rờn và những giề lục bình lãng tử với sắc hoa cà tím lạt trôi lềnh bềnh trên mặt sông quê. Về đất Long Mỹ làm nghề gõ đầu trẻ, Phong phụ trách môn Việt văn và Mỹ thuật theo nguyện vọng trong lúc anh đủ tư cách dạy Toán và ngoại ngữ. - Thầy Phong là dân văn nghệ, dạy Văn là thích hợp với một tâm hồn nghệ sĩ của anh, hiệu trưởng Lâm Đức Hùng gợi ý . Không như vài thằng bạn hay nói vui : theo ngành văn chương, làm thơ văn là để cua gái. Phong yêu văn chương, quan niệm dạy văn là dạy tiếng mẹ, tiếng nói của quê hương, chứa đựng tình tự muôn đời của dân tộc. Dạy Văn là dạy cho học trò những bài học về đạo lý làm người vì “Văn học là nhân học”. Là người của công việc, ngoài đứng lớp dạy văn chương và mỹ thuật, Phong biên tập tờ báo Niềm tin in ronéo, thành một lập ban văn nghệ học đường, đồng thời mở một lớp võ thuật cho học sinh của trường theo đề nghị của nhà trường: - Anh Phong nên tổ chức tờ báo cho trường ngay vào Tết này đẻ làm diễn đàn cho giáo viên và học sinh. Một giáo viên hiểu Phong, chân thành đề nghị trước hội đồng giáo viên. -Tôi đề nghị thầy Phong thành lập ngay ban văn nghệ nhà trường cho thầy cô và học sinh tập ca hát, trình diễn văn nghệ trong những ngày lễ Tết. Hiệu trưởng Trung học Văn Trương nêu ý kiến. - Thầy Phong mở lớp dạy võ cho chúng em, để hỗ trợ thêm cho môn thể dục của nhà trường. Trong phòng hiệu trưởng, một học sinh khép nép, thay mặt cho các bạn yêu võ thuật chậm rãi, lễ phép bày tỏ nguyện vọng. Hơn ba năm cầm phấn đứng lớp gắn bó với học trò, đồng nghiệp ở một vùng sâu, Phong cảm nhận ra thêm lòng yêu tha thiết tuổi trẻ, yêu nghề ở một người gieo chữ được lòng cảm mến yêu thương của tất cả phụ huynh. Trừ lớp võ thuật phải tạm ngưng vì có các anh công an cộng hòa gần trường bất ngờ xin vào học, công tác giảng dạy chuyên môn ở trường và các hoạt động văn nghệ báo chí Phong đã hoàn thành tốt đẹp. Một hôm 2vào đầu hè gần ngày kết thúc năm học, bỗng nhiên như đất bằng dậy sóng, Phong nghe tin có lệnh gọi trình diện đi học khóa sĩ quan Thủ Đức. Anh ăn ngủ không yên rồi không kèn không trống, trốn học sinh bè bạn, âm thầm lánh mặt về thành phố. Trở lại Tại Tây Đô, sống lầm lũi Phong, xa lánh bè bạn, người thân trong mặc cảm một thầy giáo dạy tư ở tình trạng bất phục tùng vì sợ họ bị liên lụy. Mỗi ngày, vừa hết canh ba Phong thức dậy dẫn chiếc xe đạp cà tàng ra bến xe ôm ở Chợ Gà hay bến bắc đón khách, kiếm thêm chút phụ thu, mua nhanh vài con ba khía, cá biển hoặc rau muống mang về cho đám con mồ côi nheo nhóc ở nhà. Sau những bận rộn lo toan kinh tế cho gia đình, Phong tranh thủ vào giảng đường Đại học ngồi cặm cụi ghi bài học với các bạn sinh viên nhỏ tuổi hơn anh. * * Sau gần mười năm trốn lính, vượt khỏi qua tuổi động viên, Phong làm đơn, viết thư xin với Nha Trung học ở Sài Gòn để được tiếp tục đi dạy học lại. Nhờ giám đốc Nha Trung học, giáo sư Đàm Xuân Thiều, nguyên là giáo sư của Phong ở trường Chu Văn An Sài Gòn còn nhớ anh là học trò giỏi môn Sử của mình, Phong được cấp quyết định về dạy giờ lại tại Trung học Cờ Đỏ tại thị trấn Thới Đông. Cờ Đỏ ngày ấy là một quận lỵ heo hút cách xa thành phố hơn năm mươi cây số ở giữa ranh ba tỉnh Cần Thơ - Rạch Giá - An Giang với những cánh đồng lúa mênh mông trải dài như tấm thảm lụa vàng vào những ngày mùa. Thị trấn nằm ngay xã Thới Đông, vắt mình lên hai ven bờ xanh um cây lá của một con sông ngầu đục phù sa đầy tôm cá, chạy thẳng vô giữa những đồng lúa ngút ngàn. Mùa nước lên, hoa điên điển rở rộ trông xa như một rừng mai vàng ối : Thới Đông đồng lúa mênh mông/ Hoa điên điển nở, mười phương mai vàng. Nằm cách xa thành Miên và dấu ấn lẫm lúa cũ của thời Tây vài trăm mét, trường Trung học Cờ Đỏ có một dãy lầu khiêm tốn với những phòng học. Thích sống phóng khoáng một mình, Phong không thuê nhà trọ ngoài trường. Hành trang gồm vài bộ quần áo cũ với giá vẽ và cây đàn guitar, thầy giáo Phong xin hiệu trưởng được ở trên một phòng cuối cùng còn bỏ không của dãy lầu. Nơi đây, buổi sáng sớm, qua lớp sương mù giăng giăng mờ mịt cánh đồng lúa bát ngát mênh mông bên ngoài, Phong thích thú được trông thấy cảnh bình minh rực rỡ khi mặt trời đỏ ối nhô lên như một lòng trứng khổng lồ nơi không gian xa tít của thành phố quê mình. Những buổi hoàng hôn trông về rừng núi An Giang, Hà Tiên, Phong cảm thấy chạnh lòng hoài hương khi nhìn về phương trời Tịnh Biên mịt mùng trong màn mưa núi : Mưa Tịnh Biên mịt mùng biên cương/ Gió mưa thêm gợi sầu tha hương/ Sưởi lòng không thuốc, cà phê đắng/ “Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương” (*) với dãy Thất Sơn hùng vĩ xa mờ hiện ra níu liền mặt đất mênh mông với mây trời lãng đãng, làm phong phú thêm tâm hồn lãng mạn và óc nghệ sĩ của anh . 3Ở Cờ Đỏ, Phong vừa dạy học vừa viết bài gởi các báo ở Sài Gòn trong ba ngày đầu tuần, chiều thứ tư, Phong quày quã về Tây Đô để các ngày còn lại, vừa đi dạy thêm, vừa vào giảng đường Đại học. Phong hoạt động không ngừng nghỉ: làm chủ bút báo Văn khoa, hướng dẫn bạn gieo vần làm thơ. Anh mài miệt sách đèn học rồi tốt nghiệp Cử nhân, sau đó lên Sài Gòn tiếp tục ghi danh ban Cao học Văn chương. Chính quyền đương thời chủ trương bắt lính và quân sự hóa học đường. Các phong trào chống đối mạnh mẽ của sinh viên Cần Thơ thường nổ ra ngày đêm qua các cuộc hội thảo, mít-tinh rồi xuống đường đi biểu tình…Anh em hát nhạc phản chiến rồi tham dự với các nhà giáo, nhà văn yêu nước qua các bài thuyết trình có lửa về hoản cảnh trớ trêu của nhiều người trước tình hình chiến tranh: Rớt Tú Tài anh đi trung sĩ/ Vợ ở nhà lấy Mỹ nuôi con/ Thanh bình trở lại nước non/ Về nhà đã có Mỹ con anh bồng (GS. Lý Chánh Trung). Sau những đêm không ngủ, sáng sớm hôm sau, anh em sinh viên cùng nhau rầm rộ, xuống đường đi biểu tình. Là dân có máu văn nghệ báo chí, Phong đã góp một phần công sức nhỏ bé vào phong trào. Qua các cuộc đấu tranh bị chính quyền đương thời kêu gọi giải tán, anh từng bị ăn lưu đạn cay, uống nước vòi rồng. Lắm ngày, Phong về nhà muộn với đôi mắt đỏ hoe, mặt mày phờ phệch, quần áo lấm lem vì tham gia biều tình với sinh viên. Mấy đứa em trong nhà và bà con hàng xóm thấy vậy ngạc nhiên hỏi, Phong bảo là đi dạy học, bị xe ủi té xuống mương lộ. Mùa bão nổi trong cao trào đấu tranh của sinh viên yêu nước Cần Thơ, Phong được chuyển về dạy tại Cái Răng. Như cánh chim không mỏi, tại quận lỵ chợ nổi còn mang dấu ấn lịch sử của Lê Bình và nhà thơ Hoài Sơn, Phong hoạt động thăng hoa nhờ sự quan tâm đặc biệt của hiệu trưởng vốn là một giáo sư có cảm tình với kháng chiến và yêu văn nghệ báo chí. Ở cương vị thầy giáo tổ trưởng khối Văn - Triết kiêm Trưởng ban Văn nghệ - Báo chí nhà trường, Phong hướng dẫn học sinh nhà trường đi tham quan có thuyết trình luôn tại phần mộ các nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa. Nhờ hòa mình vào phong trào đấu tranh của sinh viên, Phong lại cơ hội gặp gỡ lại bàn chuyện văn nghệ với các nhà văn yêu nước như : Vũ Hạnh, Sơn Nam, Kiên Giang, … Phong biên tập, tự trình bày và minh họa những giai phẩm Xuân Nắng Mới 1, 2 và 3 trong ba năm liền 1972, 1973, 1974 với nội dung có lửa về bốn tác giả yêu nước Nam bộ : Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa và Lê Vĩnh Hòa. Một năm trước ngày thống nhất nước nhà, thầy giáo huyện Nguyễn Tường Phong nhận được hai niềm vui lớn : thuyên chuyển về trường trung học Lương Khê gần gia đình. Theo gợi ý của giáo sư bảo trợ Bửu Cầm ở Đại học Sài Gòn, Phong lo chuẩn bị ngày ra hội đồng giáo sư thẩm định để hoàn tất ban Cao học Văn chương. Về đứng lớp tại một trung học lớn, lâu đời ở miền Tây những ngày đầu, Phongcảm nhận ra hết cả vui mừng xen lẫn nỗi băn khoăn khi anh trình diện với hiệu trưởng 4Trần Cồ. Vui mừng vì được làm việc gần nhà tiện việc chăm sóc các con và lo lắng chogia đình, nhưng Phong vẫn không tránh khỏi chạnh lòng. Có người vào hàng chức sắc đã chóng biểu lộ sự thay đổi thái độ lạnh lùng xa lạ với một thầy giáo trường huyện quê mùa từ vùng đồng chua nước mặn mới về, thành ra tính đố kỵ khi biết Phong đã sở hữu được nhiều thứ mà họ không có được. Dù vậy, các ngài cũng giao cho anh những công việc mà nhà trường chưa thực hiện. -Anh Phong chuẩn bị ra ngay tờ giai phẩm vào xuân này. Hiệu trưởng Trần Cồ phán. - Tuần sau, anh Phong khắc tấm bia đá kỷ niệm bên cột cờ tại sân trường. Lê Uyên, giám học có máu văn nghệ, với nét mặt vui vẻ, tỏ ra hồ hởi phát biểu trước hội đồng giáo sư. Đội màn nắng hè thiêu đốt, thầy giáo Phong hoàn tất tốt đẹp công tác đầu tiên được giao: Hồn thiêng sông núi/ Xương máu tiền nhân…Những câu thơ bay bướm nghe mang mang sâu đậm ý tình, hiển thị lên với nét chữ đẹp từ những ngón tay gầy guộc rướm máu của Phong đã móc thủng nền xi măn ướt trong suốt mấy ngày ròng rã đội nắng lao động nghệ thuật ! Về trường mới tại tỉnh nhà có ngôi trường cũ yêu thương, Phong cảm thấy vui vì mình có nhiều kỷ niệm êm đềm trong suốt thời trung học. Vài bạn cũ đồng nghiệp như Mạnh, Lâu,Tý… tỏ vẻ tán thành ý kiến của của lãnh đạo, giục giã Phong :- Này Phong, mày làm báo không vì là một giáo viên mới đổi về đóng góp công sức cho trường mà còn ở tư cách một học trò cũ lâu năm của trường. Vâng lệnh cấp trên và nghe theo ý kiến bạn thực hiện một công tác thích hợp với khả năng và thỏa mãn cho niềm đam mê trong đời của mình, Phong coi là một niềm hảnh diện. Phong vui vẻ sắp xếp ngay công việc giảng dạy ở nhà trường và ở gia đình lên Sài Gòn in báo trong lúc không một ai ở trường dám bỏ gia đình đứng ra đảm nhận côngtác văn nghệ báo chí ở một nơi xa nhà. Sau hơn tháng thông báo kêu gọi giáo viên, học sinh viết bài nộp cho ban biên tập, Phong nhờ người chị ở quê ra trông nom hộ đám con nhỏ tại nhà, và bạn cùng môn thay thế giờ dạy trong thời gian anh vắng mặt ở trường. Ròng rã hơn hai tuần bám trụ tại nhà in Nguyễn Bá Tòng đường Bùi Thị Xuân, Sài Gòn, đêm đêm, Phong dựa vào tường, ngủ gà ngủ gật trong không gian chật chội ngột ngạt, rì rầm tiếng máy in. Đôi lúc đang chập chờn giú giấc ngủ hờ, Phong phải bật dậy theo tiếng gọi của thợ in thức dậy sửa bài, viết bài trám trang hoặc vẽ minh họa thêm vào tờ báo cho đến khi giai phẩm được tốt đẹp ra đời trước ngày nghỉ Tết. * * Buổi sáng muộn ngày chớm đông quang đảng, cơn gió hiu hiu se lạnh từ sông Hậu xào xạc thổi qua. Những cây còng lão buông những cánh hoa vàng úa và trái khô khốc cong queo xuống mặt sân trường lún phún cỏ dại. Đang trò chuyện cùng các bạn ở phòng giáo viên, Phong nhận được tin báo của thầy ký Cương, thủ quỹ trường gọi anh lên lĩnh lương. Sau khi nhận tiền, Phong vô cùng ngạc nhiên, không tránh khỏi băn khoăn vàxót xa khi được thủ quỹ cho biết lý do lương mình bắt đầu bị bớt đi mỗi tháng vì đã tiêu xài quá phung phí trong thời gian lên Sài Gòn in báo. Hiệu trưởng Trần Cồ im lặng không giải thích. Giám học Lê Uyên cũng phớt lờ, không tỏ ra thông cảm với Phong, 5chẳng có lời lẽ bênh vực cho anh là người đã lao tâm khổ trí vì tờ báo. Những thằng bạn cũ Mạnh, Lâu, Tý từng đòi vào nhóm thực hiện tờ giai phẩm cùng Phong, lại thờ ơ, im lặng như biểu lộ một thái độ đồng tình. Hơn một năm, thầy giáo Nguyễn Tường Phong âm thầm chịu lĩnh phần lương tháng bị xén bớt một cách máy móc, thiếu mất tính nhân văn, gây khó khăn không ít cho một thầy giáo trường huyện mới đổi về. Ngồi một mình trong ngôi nhà nhỏ, trầm ngâm với hố mắt buồn, Phong đau đáu nghĩ suy không ít về những hệ lụy từ văn chương nhưng anh không bao giờ nản chí. Trải qua hơn ba lần đứng lớp nơi trường huyện xa xôi rồi về thành phố, Phong trải nghiệm được nhiều về thế thái nhân tình. Nhưng mỗi lần bị thiên hạ nhẫn tâm vùi xuống là một lần cho Phong những bài học. Anh nhớ mãi lời thầy đã dạy anh : những vấp ngã, đauthương cho ta những kinh nghiệm quý giá, giúp ta ngoi lên chỗ cao hơn và tìm được thế đứng thẳng, cách vượt xa hơn về phía trước và bay cao hơn : Đời là một vũng bùn, ta cố ngoi lên ở chỗ cao. Khảng khái đinh ninh “Dĩ bất biến thành vạn biến”, với ý chí sắt thép, thầy giáo huyện Phong đã coi thường những trắc trở gian nan thậm chí cả đến chèn ép nhỏ nhoi hay dập trù thâm hiểm của con người nhỏ hẹp. Tất cả những vụn vặt, nhỏ nhoi, thâm chí đến cả đố kỵ, anh đều xem như sỏi đá dưới chân, chỉ lót tốt đường đi cho anh vươn lên tới đỉnh cao thành tựu vinh quang. Đồng thời nó cũng làm cho kẻ đố kỵ anh được sáng ra đôi tròng mắt tục vì đã coi thường thiên hạ. Từ ngày ngậm ngùi giã từ trường huyện xa xôi về lại tỉnh nhà, Phong không vẫn quên những ngày thầy trò vui vẻ xúm xít làm báo hay đi vẽ ngoài trời, những đêm đàn ca, diễn kịch trên sân khấu nơi nhà lồng chợ cùng các học sinh và bè bạn. Đôi lúc thầy giáo Nguyễn Tường Phong thầm nghĩ: phải chăng tên mình cha đặt ra với mong ước con có được sức mạnh thần kỳ như cuồng phong, bão tuyết để nhắc nhở anh luôn vượt xa và bay cao hơn chính mình. Phong tự nghĩ, có lẽ vì trót đã hiếm giống ai nên luôn bị người đời đố kỵ. Nhưng tuyệt nhiên, Phong tự nghĩ dù: bị ganh ghét, ta vẫn không để bị họ coi rẻ khinh thường là hạng người bất tài vô dụng! Bất chợt Phong lẩm bẩm tự an ủi “Mãnh hỗ rừng xanh và đại bàng biển Đông thường đi một mình”. Thôi, mặc thế đời đen bạc, ta cứ lầm lũi độc hành đi tìm hoa nguyệt quế ở hướng mặt trời lên ! 14. 1. 2020 N.T* Nhớ mỹ nhân, chỉ trời một phương (Tô Đông Pha)

Xem
Processing...