Âm nhạc

NSND BẢY NAM - TÀI TÌNH MUÔN MẶT Tương Như

Dù cha là kỷ sư không muốn con theo nghề ’xướng ca vô loại’, nhưng trong số 11 anh em Bảy Nam có đến 4 người theo cải lương mà có đến 2 người con gái danh tiếng lẩy lừng. Là em ruột của Năm Phỉ, một nghệ sĩ tiền phong nổi tiếng, Bảy Nam là một tài năng muôn mặt trên sân khấu Nam bộ. Ngoài là nữ bầu gánh khi mới 19 tuổi, Bảy Nam (mẹ ruột của NSND Kim Cương) còn viết tuồng và diễn xuất trên sân khấu. Đã ca hay diễn giỏi, Bảy Nam còn sáng tác nhiều vở cải lương và kịch nói nổi tiếng: Lá sầu riêng, Bông hồng cài áo, Người đàn bà Việt Nam,… Cùng với NSND Phùng Há, NSND Bảy Nam được coi là vị Tổ của bộ môn cải lương. Nghệ sĩ tài danh Bảy Nam (1913-2004) qua đời là một mất mát lớn cho sân khấu nước nhà sau khi để lại 20 tác phẩm và 1 hồi ký. Xuất thân trong một gia đình nghệ sĩ tại Điều Hòa, Mỹ Tho (nay là Tiền Giang), được hướng dẫn ca hát bởi người chị tài hoa Năm Phỉ, một nghệ sĩ lừng danh, từng đánh chuông vàng nơi xứ người. Mới 14 tuổi, Lê Thị Nam đã say mê theo con đường nghệ thuật. Chỉ 5 năm sau, Bảy Nam đã là bà bầu của một gánh hát lớn ở Nam bộ. Sau khi ông Nguyễn Phước Cương và chị ruột Năm Phỉ ly dị nhau, Bảy Nam kết hôn với ông Cương. Cuộc tái hôn nhân tiền định lắt léo giữa anh rể-em vợ ngày trước về sau đã sản sinh được một người con gái tài sắc tuyệt vời, từng được xem là người đẹp trong “Ngũ đại mỹ nhân” * của Sài thành năm xưa: NSND Kim Cương, mệnh danh là Kỳ nữ Kim Cương trên sân khấu thoại kịch, cải lương và điện ảnh. Mới 19 tuổi, kết hôn với Sáu Ngọ và nhờ nguồn tài chánh của chồng, Bảy Nam thành lập ban Đại Nam Hưng quy tụ được nhiều nghệ sĩ hàng đầu lúc bấy giờ. Bảy Nam tinh năng nỗ, vừa điều khiển gánh hát, vừa giữ vai trò đạo diễn kiêm cả vai chính trong các tuồng của đoàn. Nhiều năm ở giai đoạn này, nghệ sĩ Bảy Nam thành công, được công chúng mến mộ qua vai diễn chính của các tuồng: Điêu Thuyền hí Lữ Bố, Điêu Thuyền bái nguyệt,…. Đặc biệt ở tính cách đa năng rất gần gũi với NSND Phùng Há cùng thời và NSND Ngọc Giàu sau này, nghệ sĩ Bảy Nam còn thành công ở các vai nam oai phong lẫm liệt như Quan Công, Lữ Bố,… cả các vai ông lão như Vương Tư Đồ, Lý Nhu trong các tuồng phóng tác theo truyện Tàu. Không dừng lại ở khả năng quản lý tốt đoàn hát và 1diễn xuất hay trên sân khấu, nghệ sĩ Bảy Nam còn viết những tuồng rất ăn khách như: Gươm vàng máu đỏ, Lê Lợi khởi nghĩa, Nỗi đau lòng mẹ, Người đàn bà Việt Nam, Tiêu Anh Phụng loạn trào,… Tuy nhiên, do ôm đồm quá nhiều vai trò, nên không tránh khỏi sơ suất, thất thoát nhất là vấn đề tài chánh, năm 1935, đoàn Đại Nam Hưng phải sát nhập với gánh Phước Cương của người chị là cô Năm Phỉ để trở thành gánh Đại Phước Cương. Khi cô Năm Phỉ rời gánh hát, thành lập đoàn cải lương Năm Phỉ (1937), ông Nguyễn Ngọc Cương chính thức tái hôn với cô Bảy Nam về sau này được 3 người trong đó nổi bật là NSND Kim Cương. Khi ông Nguyễn Ngọc Cương mất (1940), đoàn Đại Phước Cương sa sút dần rồi đi đến rã gánh. Nghệ sĩ Bảy Nam sang hát cho đoàn hát Nam Phong ở vị trí của một trong những nghệ nòng cốt của đoàn. Nơi đây, Bảy Nam gá nghĩa vợ chồng với soạn giả Duy Lân. Bầu gánh Nam Phong là cô Chín Bia, em ruột Bảy Nam và đào chánh lúc bấy giờ là nghệ sĩ Kim Cương. Khi đã nổi tiếng trên sân khấu cải lương, nghệ sĩ Bảy Nam bước thêm sang lĩnh vực kịch nghệ và điện ảnh và bà cũng thành công tốt đẹp, được công chúng mến mộ. Trong lĩnh vực kịch nghệ, nghệ sĩ Bảy Nam đã thủ diễn xuất sắc trong những vai rất khó có người thay thế trong ác vở kịch: Bông hồng cài áo, Vực thẳm chiều cao,… Công chúng nghệ thuật đã không bao giờ quên, trong vở Lá sầu riêng, với hình ảnh à ảy Nam qua vai người mẹ quê nghèo khổ trong chiếc áo dài cũ sờn vai lốm đốm nhiều chỗ vá, đầu đội chiếc nón lá bung vành, tay xách cái giỏ đệm phai màu. Người mẹ quê đáng thương đã phải uất nghẹn, nén nỗi đau thầm, khệnh khạng cố lê từng bước chân ngập ngừng để tới nhà xui gia bất đắc dĩ vốn là cường hào ác bá để thăm người con gái là cô Diệu - do nghệ sĩ Kim Cương thủ vai- cùng đứa cháu ngoại tên Sang. Khán giả già trẻ cả hí trường khi ấy không sao cầm được nước mắt trước xen diễn (scen) xuất thần từ sự nhập vai như thật ngoài trường đời của nghệ sĩ Bảy Nam. Ở môi trường điện ảnh, nghệ sĩ Bảy Nam thành công tốt đẹp trong ác bộ phim Việt Nam: Hoa lục bình, Ngọn cỏ gió đùa, Về nguồn, Một thoáng đam mê,…Nghệ sĩ từng được. Đáng chú ý ở chỗ bà là nữ nghệ sĩ đầu tiên ở Sài Gòn xưa được công ty điện ảnh Intermondial (Điện ảnh Thế giới) mời sang Kampuchia quay phim Mort en Fraude (Chết tại Fraude) của đạo diễn Marcel Camus. Nghệ sĩ Bảy Nam cùng đóng với các diễn viên nước ngoài như: Daniel Gélin, người từng thủ vai vua Napoléon trong một bộ phim cùng tên. Diễn viên nữ trong phim là Anne Méchard cũng là một tài năng điện ảnh, vô cùng xinh đẹp, tính cởi mở, từng đóng hàng chục phim của nhiều hãng khác nhau. 2 Thời gian tuổi chiều, khi không còn điều kiện tới sân khấu, để kỷ niệm và bày tỏ lòng đam mê - không, phải nói là hơi thở - sân khấu của một nghệ sĩ hàng đầu, NSND Bảy Nam cho treo ở phòng riêng của mình những áo, mũ hát tuồng của mình. Nhân việc làm này của nghệ sĩ Bảy Nam, tôi chợt nhớ lại lời má Bảy Nam - từ dùng của anh em nghệ sĩ thế hệ sau với Bảy Nam, Phùng Há - một lần đã khuyên NSUT Hữu Châu khi anh lỡ làm mất đôi bông tai mù u để làm đạo cụ :”Con đi hát mà con bạc với đồ hát, đạo cụ của mình, làm sao con hát cho hay ?”. Trong một lần kỷ niệm ngày giỗ của nghệ sĩ Bảy Nam, sau khi ca bài “Ly rượu đoàn viên” (Thu An), NSND Minh Vương có dịp bày tỏ lòng trân trọng nghệ sĩ Bảy Nam và Phùng Há, hai nghệ sĩ đỉnh cao trong giới sân khấu miền Nam như hai tấm gương sáng trong lành để cho các thế hệ sau nhìn vào mà phấn đấu. Để ghi nhớ công ơn hai nghệ sĩ lớn đầu đàn của nền sân khấu cải lương Nam bộ, NSND Minh Vuơng đã đề nghị chính quyền TP. Hồ Chí Minh đặt tên cho hai NSND Bảy Nam và Phùng Há, trong khi hiện nay đã có những con đường mang tên: NSND Nguyễn Thành Châu, NSND Lê Long Vân (Ba Vân), NSND Trần Hữu Trang. Với NSND Kim Cương, nghệ sĩ Bảy Nam ở vị trí người mẹ máu thịt lẫn người mẹ trải nghiệm về chuyên môn, luôn hỗ trợ hết mức cho người con gái tài hoa đi theo con đường nghệ thuật bà đi. Bảy Nam vừa lo tiếp công việc nội vụ vừa góp ý về chuyên môn cho Kim Cương trước khi hoàn tất các vở kịch để cho ra mắt trên sân khấu. NSND Kim Cương chân tình tâm sự: “Tuồng nào tôi cũng đọc cho má nghe, rồi má góp ý bổ sung. Ơn má không bút nào tả hết”. Cho đến ngày sau cuối, khi gần hoàn toàn kiệt sức, nghệ sĩ Bảy Nam vẫn đòi bác sĩ phá lệ cho bà lên sân khấu tiếp tục trình diễn. Viết đến đây, tôi càng cảm thấy bồi hồi cảm xúc, nhớ lại những vần thơ đau đáu nỗi niềm về cuộc đời của nghệ sĩ sân khấu của một nhà giáo-nhà thơ đáng kính: “Màn khép lại rồi, danh lợi hết/ Người về lòng rũ sạch sầu thương/ Người vào cỡi áo, lau son phấn/ Trả hết vinh hoa lẫn bụi đường” (H. N. M) cùng với vở hát nổi tiếng “Sân khấu về khuya” của nghệ sĩ kháng chiến Nguyễn Thành Châu mà tôi có dịp xem lại sau năm 1975 tại nhà hát Trần Hữu Trang, TP. Hồ Chí Minh. Nhận định về NSND Bảy Nam, GS.Nhà thơ Hoàng Như Mai đã viết trong hồi ký của nghệ sĩ: “Nghệ sĩ sân khấu, nếu thật là nghệ sĩ tài năng, là bảo vật vô giá của nhân loại, không vàng ngọc nào sánh được. Nghệ sĩ Bảy Nam là một trong số quý hiếm ấy” 18. 11. 2019 Tương Như. 3

Xem

NGHỆ SĨ NĂM PHỈ- CHUÔNG VÀNG ĐÁNH XỨ NGƯỜI Tương Như

NGHỆ SĨ NĂM PHỈ - CHUÔNG VÀNG ĐÁNH XỨ NGƯỜI Thuở bình minh của sân khấu cải lương Nam bộ, Năm Phỉ là lớp nghệ sĩ tiền phong như NSND Phùng Há, Năm Châu,….được coi là thần tượng của nhiều thế hệ nghệ sĩ với tài sắc lưỡng toàn. Sống 47 tuổi, nhưng cô Năm Phỉ đã lưu lại trong lòng khán giả nhiều ấn tượng đẹp qua lối diễn xuất sắc ở các tuồng: Tham phú phụ bần, Ơn đền oán trả, Thiện ác hữu báo, Chí thiện- Chí hiếu, Sắc đẹp giết người, Vì đâu nên nỗi, Phụng Nghi Đình, Lan và Điệp. Cô Năm Phỉ, trong chuyến xuất dương sang Pháp hát tại Paris năm 1931 là lần đầu tiên đem chuông vàng đi đánh xứ người được thưởng 4 Huy chương vàng. Bà cũng là nghệ sĩ duy nhất được vua Bảo Đại tặng Huy chương Kim Tiền. Nghệ sĩ Năm Phỉ (1906 -1954) tên thật là Lê Thị Phỉ, gốc người Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), cái nôi của nghệ thuật cải lương. Thân sinh ra bà là một kỹ sư cầu cống mê chữ nên đã chọn một cụm từ có ý nghĩa “Công Thành Danh Toại Phỉ Chí Nam Nhi Bia Truyền Tạc Để” đặt tên cho 11 người con.. Dù cha không ưa một nghề bị coi là ‘xướng ca vô loại’, về sau, cùng với Năm Phỉ, một số người con khác của ông như Bảy Nam, Chín Bia, Mười Truyền đều trở thành những nghệ sĩ có tên trong lĩnh vực sân khấu cải lương. Với một ngọn lửa đam mê ca hát cháy bỏng, Năm Phỉ đã sớm tìm đến với sân khấu cải lương đến nỗi có lúc người cha n từ con, không muốnhìn mặt đứa con gái mê hát dù người mẹ hết lòng cổ vũ. Sự say mê sân khấu cải lương của Năm Phỉ đã ảnh hưởng tích cực tới mấy người em sau này của bà. NSND Bảy Nam, em ruột bà về sau khi đã ở trên đỉnh vinh quang nghệ thuật, đã trả lời phóng viên khi được hỏi rằng ai là thần tượng của bà, thì nghệ sĩ Bảy Nam - bào mẫu của NSND Kim Cương - đã nói nhanh không chút đắn đo : Đó là Năm Phỉ, chị ruột của bà. Mới 10 tuổi thơ, chưa kịp học đủ lấy con chữ, cô bé Năm Phỉ chỉ biết có ký tên. Nhưng được hưởng luật bù trừ của trời, Năm Phỉ sở hữu một trí nhớ phi thường. Những lần tập diễn các vở hát cùng các bạn đồng nghiệp, chỉ nghe qua lời thoại, bài hát một lần, Năm Phỉ đã thuộc nhuần nhuyễn đọc lại không vấp một chữ, một câu nào. 11 tuổi, Năm Phỉ thoát ly gia đình, theo biểu diễn với gánh hát Nam Đồng Ban của ông Hai Cu. Nơi đây, vừa chớm tuổi teen, Năm Phỉ đã kết duyên với nghệ sĩ Hai Giỏi, kép chính tài năng 1của đoàn. Nhưng Hai Giỏi là người đoản mệnh đã chết sớm, đưa người vợ trẻ chưa tới tuổi thanh nữ vào cảnh góa bụa khó khăn. Vốn có nghị lực phi thường, từ nghiệt ngã cô đơn, Năm Phỉ âm thầm biến nỗi đau mất chồng thành ý chí sắt đá, vững bước vươn lên trên con đường nghệ thuật đầy gian khó. Một thời gian sau, khi nghệ sĩ Hai Giỏi mất, gánh hát Nam Đồng Ban tan rã, nghệ sĩ Năm Phỉ lần lượt hát cho các gánh hát Tái Đồng Ban, rồi Văn Hí Ban rồi tiếp đó là đoàn Phước Cương. Tại gánh hát này, chính là thời điểm Năm Phỉ có dịp trổ hết tài năng ca diễn trong những vở hát được phóng tác từ sách truyện xưa: Trà Hoa Nữ, Xử án Bàng Quý Phi, Lã Bố hí Điêu Thuyền, Mông Hoa nương, Lan và Điệp,… làm cho tên tuổi cô đào Năm Phỉ được đông đảo khán giả Nam Kỳ và một số khán giả ở Pháp biết tới và nhiệt liệt hâm mộ. Trong vóc dáng mảnh mai, khuôn mặt tuy không quá sắc sảo nhưng tươi mát cùng giọng ca hơi thổ khàn khàn độc đáo, nghệ sĩ đã hút hồn công chúng mê sân khấu cải lương của cả nước. Năm 1931, trong kỳ đấu xảo (hội chợ quốc tế )- international fair- đặc biệt, trong vai Bàng Quý Phi, Năm Phỉ cùng nghệ sĩ Bảy Nhiêu (vai Tống Chơn Tôn), gánh Phước Cương được mời sang Pháp trình diễn vở Xử án Bàng Quý Phi tại Paris. Trong vở hát nổi tiếng này, trong không gian lung linh ánh đèn màu, trước bức màn nhung sân khấu lộng lẫy, nghệ sĩ Năm Phỉ đã rực sáng lên như một ngôi sao sân khấu độc nhất vô nhị của nền cải lương thời thượng. Từ động tác, cử chỉ sinh động tới thái độ biểu lộ xuất sắc những trạng thái tình cảm phức tạp ở khuôn mặt cho tới cái nhìn, cái liếc mắt sắc sảo, tinh tế của Bàng Quý Phi cộng với lời nói, giọng ca, dù chưa chắc khán giả Pháp đã hiểu, của nghệ sĩ Năm Phỉ, dìu dặt bổng trầm qua giai điệu ngũ âm tiếng đàn dân tộc. Họ ngồi im cảm nhận như đã bị hút hồn, cơ hồ như bị đứng tim bởi những xen (scene) biểu diễn xuất thần của cô đào Năm Phỉ tài danh trên sân khấu. Sau này, NSND Phùng Há, một nghệ sĩ cải lương tiền phong, danh tiếng lẫy lừng, đang ở trên cương vị một giảng viên uy tín trường Sân khấu Kịch nghệ Sài Gòn, đã có lần phát biểu về nghệ sĩ Năm Phỉ. Cô Bảy Phùng Há vẫn thành thực coi mình là đàn em của nghệ sĩ Năm Phỉ khi bà chỉ được về hát chung với NSND Năm Châu ở gánh hát Tái Đồng Ban vì không có mặt nghệ sĩ Năm Phỉ. Trước đây, cái duyên nghiệp đã đưa nghệ sĩ Năm Phỉ đến với anh kép Hai Giỏi của đoàn Nam Đồng Ban thì hôm nay ở gánh Phước Cương, cũng chính cái duyên ca hát đã chắp mối tơ duyên với ông bầu của đoàn - ông Nguyễn Phước Cương, người con ngoại hôn của phế đế ThànhThái . Những tưởng cuộc hội ngộ lần này giữa nghệ sĩ tài hoa và người danh giá giàu tâm huyết sẽ có điều kiện đưa nền nghệ thuật nước nhà được phát 2triển tốt đẹp. Không ngờ, chưa lâu sau, xảy ra mâu thuẩn sâu sắc khiến họ phải ly hôn. Nhưng cảnh trời già lắc léo, ông Nguyễn Phước Cương, chồng của Năm Phỉ sau đó trớ trêu trở thành chồng của em gái mình là NSND Bảy Nam, mẹ ruột của NSND Kim Cương ! Chưa tính đến các lần nghệ sĩ Năm Phỉ đi biểu diễn tại Thái Lan, Lào, Kampuchia, sau lần trình diễn ấn tượng tại Paris, nghệ sĩ Năm Phỉ càng gây thêm tiếng vang mạnh mẽ không những tại Pháp mà cả thế giới. Được hoan nghênh nồng nhiệt sau vở diễn tại thủ đô ánh sáng Paris, bản thân nghệ sĩ Năm Phỉ vinh dự nhận được 4 Huy chương từ chính phủ bản địa, 1008 Danh thiếp, 186 lá thư bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tình cảm, 167 kiểu ảnh chụp, 42 bài báo có bình luận và khen ngợi và 230.000 đồng tương đương với hàng ngàn lượng vàng thời bấy giờ. Thiển nghĩ, đây cũng là phần thưởng vật chất lẫn tinh thần quý giá cho một nghệ sĩ đã cống hiến trọn vẹn tài năng và cuộc đời phụng sự nghệ thuật đầy truân chuyên, đau khổ cho sân khấu nghệ thuật cải lương. Về gia đình, bè bạn, nghệ sĩ Năm Phỉ đã thể hiện một tình cảm trong sáng. NSND Kim Cương vừa là cháu gái ruột gọi bằng dì vừa là con của chồng xưa và em ruột NSND Bảy Nam, nên đã dồn nhiều tình yêu thương để truyền nghề cho người cháu gái xinh đẹp tài hoa này. Trong thực tế, giữa Kim Cương và Năm Phỉ có nhiều nét tương đồng, không chỉ về cá tính mà còn cả trong phong cách biểu diễn. Nói đến nghệ sĩ Năm Phỉ, GS. Hoàng Như Mai, một trí thức rất thiết tha đến nghệ thuật dân tộc nước nhà đã nhận định: “Bà là bậc nghệ sĩ tài hoa bậc nhất của sân khấu cải lương. Đó là một tài năng đa dạng, đã chinh phục được cảm tình của tất cả khán giả”. Ngày nay, có dịp nhắc đến hai tiếng Năm Phỉ, công chúng nghệ thuật cải lương Nam bộ đã nghĩ ngay đến hình ảnh thân thương của một nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh một thời vang bóng. Chân dung và giọng hát của nghệ sĩ Năm Phỉ sẽ còn mãi hiển thị trong tâm khảm khán giả mộ điệu sân khấu nước nhà. Và giọng ca ngọt ngào quyến rũ của nghệ sĩ sẽ mãi là những dư thanh lắng đọng trong tim mỗi người và thế giới nghệ sĩ tri âm bốn phương. Mang dòng máu lụy tình, khi miệt mài viết xong bài về nghệ sĩ Năm Phỉ, tôi chợt cảm thấy chạnh lòng, bồi hồi cảm xúc: “Thi nhân, người đẹp như danh tướng / Không để nhân gian thấy hết xuân/ Đi sớm để làm hoa bạc mệnh/ Còn hơn đau khổ kiếp hoa tàn”. 10. 11. 2019 Tương Như 3

Xem

"NHUẬN ĐIỀN" THANH TÚ - RỰC SÁNG NGHĨA KIM BẰNG Tương Như

Là một sao kép đẹp ca hay hàng đầu trên sân khấu cải lương Nam bộ, nhưng nam nghệ sĩ Thanh Tú gần như được nhắc tới nhiều nhất qua vai Nhuận Điền, nghĩa huynh của Trần Minh trong vở hát kinh điển Bên cầu dệt lụa của soạn giả Thế Châu (sinh 1936- ?), được trình diễn bởi đoàn Thanh Minh vào năm 1976. Thanh Tú đã sớm nổi tiếng là diễn viên chính của các đoàn hát lớn: Thanh Minh-Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Ánh Chiêu Dương (của Năm Châu), …và từng đóng cặp với những minh tinh thượng thặng như: Thanh Nga, Phượng Liên, Ngọc Giàu… và có dịp theo nhóm nghệ sĩ: Năm Châu, Phùng Há,...đi trình diễn ở hải ngoại: Pháp, Anh, Algérie…Thanh Tú là một trong 6 nghệ sĩ cải lương được tặng Huy chương Vàng giải Thanh Tâm (1963) cùng với Tấn Tài, Diệp Lang và 3 nữ nghệ sĩ: Bạch Tuyết, Kim Loan (Mộng Tuyền) và Trương Ánh Loan. Nghệ sĩ Thanh Tú (sinh 1939) tên thật là Mai Thanh Tú, gốc người đất Mũi, đệ tử ruột của nhạc sĩ Út Trong nên được thầy thương, giới thiệu gia nhập đoàn Thanh Minh -Thanh Nga (1961). Khi đó, nghệ sĩ điển trai Thành Được vừa rời đoàn Thanh Minh-Thanh Nga để cùng sầu nữ Út Bạch Lan lập đoàn Út Bạch Lan - Thành Được. Những vai tuồng trước đây do Thành Được đóng và những vai mới dự trù để Thành Được đảm nhận, được giao cho Thanh Tú thay thế vì anh có đủ điều kiện. Nghệ sĩ Thanh Tú là một thanh niên đẹp trai, khuôn mặt chữ điền, cao ráo, có thể hình vạm vở, với những nét bắt mắt dễ gây cảm tình cho người khác phái (charmant et séduisant) là trường hợp hiếm gặp ở nam diễn viên sân khấu cải lương. Lúc bấy giờ, ở lĩnh vực màn ảnh có tài tử Anh Tứ cũng rất đẹp trai trông khá giống Thanh Tú. Nhưng sau đó minh tinh màn ảnh này đã tự tử vì thất tình với nữ ca sĩ Khánh Ngọc, vợ của nhạc sĩ nổi tiếng Hoài Bắc Phạm Đình Chương (1921-1991), trưởng ban Ca nhạc Thăng Long. Nghệ sĩ Khánh Ngọc - em dâu Thái Hằng, vợ nhạc sĩ PD - cũng từng bị dính vào nghi án ăn vụng tình cảm tại Nhà Bè giữa em dâu vợ - anh rể chồng. Nhờ có giọng ca truyền cảm, khi ở đoànThanh Minh-Thanh Nga, Thanh Tú luôn thủ vai chính, đóng cặp với nữ hoàng sân khấu Thanh Nga trong nhiều vở: Nửa đời hương phấn, Đôi mắt người xưa, Ngả rẽ tâm tình, Đôi mắt chị Hằng, Đoạn tuyệt, Phấn bụi phù hoa, Tấm lòng của biển, Mưa rừng…. Không những thành công trong các vở tâm lý xã hội, nghệ sĩ Thanh Tú còn trình 1diễn nổi trội trong các vở tuồng lấy nội dung từ sử sách Trung Hoa: Võ Tắc Thiên, Khói sóng Tiêu Tương, Trăng rụng bến Từ Châu…Nhờ thế, Thanh Tú được tặng thưởng Huy chương vàng Thanh Tâm, giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực sân khấu cải lương lúc bấy giờ, qua vai diễn xuất sắc nhân vật Lưu Kiến Xuân trong tuồng Khói sóng Tiêu Tương trong một tình huống đặc biệt. Vì quá tuổi quy định cho các nghệ sĩ dự giải, danh ca Hữu Phước và nghệ sĩ Việt Hùng không dự tranh giải, nghệ sĩ Thanh Tú tham dự và đoạt giải vì Thanh Tú đã chinh phục dễ dàng ban Giám khảo bằng nghệ thuật ca diễn rất xuất sắc dù nghệ sĩ chỉ vào vai kép ba. Từ đó, tên tuổi nghệ sĩ Thanh Tú nổi trội lên trong giới kép trẻ, được công chúng ngày càng hoan nghênh và các chủ hãng phim để ý, không bỏ qua cơ hội mời về tham gia. Có đủ điều kiện cần thiết về tài sắc cho một nghệ sĩ trên sàn diễn, Thanh Tú được các hãng phim Alpha và Dạ Lý Hương mời anh đảm nhận vai chính trong các phim: Trống Mái, Lan và Điệp, Phận má hồng, Chiều kỷ niệm, … Trong phim Trống Mái phỏng theo tập truyện cùng tên của tiểu thuyết gia trứ danh Khái Hưng (1896 - 1947) - một nhà văn cột trụ của Tự lực Văn đoàn - nghệ sĩ Thanh Tú đóng vai Vọi, một thanh niên làm nghề chài lưới. Đạo diễn khéo chọn đúng đối tượng, nghệ sĩ Thanh Tú mình trần, vai u thịt bắp, diễn xuất kéo chài, phơi lưới một cách thành thạo, không khác nào một ngư phủ lao động chuyên nghiệp nơi miền biển, không hổ danh anh là người con của rừng tràm đước Cà Mau, khiến khán giả màn ảnh nhựa khi ấy vô cùng ngạc nhiên và thích thú. Một niềm vui rất danh dự xứng đáng cho Thanh Tú vì trong lịch sử sinh hoạt nghệ thuật sân khấu, ít có nghệ sĩ nào được mời sang lĩnh vực màn ảnh mà biểu diễn thành công vượt mức như nghệ sĩ Thanh Tú. Khi gia nhập đoàn Ánh Chiêu Dương (1969) của nghệ sĩ kháng chiến tài hoa Nguyễn Thành Châu, chàng nghệ sĩ đẹp trai này tiếp tục gặp may trên con đường phụng sự nghệ thuật. Qua các vở diễn : Sân khấu về khuya, Nước biển mưa nguồn, Vợ và tình, Thanh Tú biểu diễn càng tiến bộ nhờ được gần gũi, học hỏi nghề thêm ở các nghệ sĩ bậc thầy Phùng Há, Năm Châu và có cơ hội cùng các nghệ sĩ nổi tiếng ra biểu diễn ở nước ngoài. Khi đã tạo được tiếng vang tốt, Thanh Tú luôn đóng vai kép chính với các nữ nghệ sĩ hàng đầu trên những sân khấu lớn. Ở đoàn Dạ Lý Hương, Thanh Tú là kép đẹp dáng với giọng hát trữ tình, Phượng Liên là đào có tiếng ca lảnh lót hào sảng, cả hai cộng hưởng nhịp nhàng thành cặp đôi uyên ương nghệ sĩ sân khấu ăn khách nhất của đoàn qua các vở tuồng mang tính xã hội: Bọt biển 3, Người dừng chân đêm mưa, Kẻ sợ tình, Gái điếm vợ hiền…. Tài nghệ Thanh Tú thăng hoa nhưng con đường tình duyên thì nghịch 2biến. Sau ba lần đổ vỡ gia đình với ba dòng con: lần 1, vợ mất vì bị lạc đạn, lần 2 và 3 vì cuộc sống nghệ sĩ quá khó khăn khi chồng chưa nổi danh mà các bà vợ đành phải lần lượt chia tay chồng. Cũng may được trời thương Thanh Tú, người nghệ sĩ hiền lành rất hiếu thảo với mẹ cha, nghệ sĩ Trang Bích Liễu vừa tốt nghiệp trường Quốc gia Âm nhạc, đang tập sự tại đoàn Thúy Nga thì gặp chàng như mối lương duyên tiền định. Buổi đầu chàng và nàng đã gặp phải rất nhiều sóng gió vì gia đình cha mẹ Trang Bích Liễu không tán thành cho con gái cưng thuộc gia đình khá giả lấy một người chồng nghệ sĩ đã qua ba đời vợ khiến Thanh Tú đã có lần định tự tử. Nhưng một thời gian khá lâu sau, thấy tình yêu của họ quá chân thành và sâu đậm nên cha mẹ Trang Bích Liễu cảm thông lại còn hết sức giúp đỡ cho con rể trong lúc còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sum họp buổi đầu. Nghệ sĩ Thanh Tú sớm gia nhập làng cải lương đờn ca tài tử, đoạt huy chương vàng nghệ thuật danh giá Thanh Tâm khi mới trên tuổi đôi mươi, tạo được thế đứng vững vàng trên nhiều sân khấu nổi tiếng từ trước và sau năm 1975. Thanh Tú đã đóng cặp với những nữ nghệ sĩ hàng đầu trên sân khấu cải lương Nam bộ như: Thanh Nga, Phượng Liên…và có lúc cũng từng đứng ra lập đoàn hát (Thanh Tú-Trang Bích Liễu, Kim Tinh). Nhưng dấu ấn nghệ thuật sâu đậm nhất khiến khán giả không thể nào quên khi có nhắc đến tên anh là vai Nhuận Điền trong vở Bên cầu dệt lụa của nhà giáo-soạn giả Thế Châu được trình diễn trên sân khấu Thanh Minh năm 1976. Chính vai nghĩa huynh nông dân Nhuận Điền của Trần Minh đã thể hiện đủ tài năng và phong cách nghệ thuật của nghệ sĩ Thanh Tú trong suốt cả cuộc đời theo đuổi nghệ thuật cải lương và màn ảnh trước đó là vai Vọi trong phim Trống Mái. Bên cầu dệt lụa của Thế Châu, dựa vào một câu chuyện dân gian đầy ý nghĩa, rất được phổ biến, ca ngợi lòng hiếu học đáng khen, tình yêu chung thủy và nghĩa kim bằng cao đẹp giữa ba nhân vật chính: Trần Minh khố chuối, Tiểu thư Quỳnh Nga (do Thanh Nga đóng) và anh bạn học nông dân Nhuận Điền của Trần Minh (do Thanh Sang giữ vai). Vì nội dung truyện mang tính cách giáo dục xây dựng, nên từ thập niên 1960 đã có vài soạn giả cải lương phóng tác: Thanh Cao (trình diễn trên sân khấu Tiếng Chuông), Hà Triều - Hoa Phượng (vở ‘Quán gấm đầu làng’- sân khấu Bích Sơn-Ngọc An). Vở Bên cầu dệt lụa của Thế Châu là sáng tác sau cùng được trình diễn vào năm 1976 trên sân khấu Thanh Minh : Tiểu thư Quỳnh Nga, ái nữ của quan huyện yêu Trần Minh, người học trò nghèo nhưng hiếu học và có lòng hiếu để với cha mẹ, thuận thảo với anh em. Cha mẹ hai bên giao ước kết mối thông gia, để sau này cho Quỳnh Nga và Trần Minh nên duyên chồng vợ. Không ngờ gia đình Trần Minh sa sút, quan huyện không giữ lời giao 3hôn. Quỳnh Nga buồn tủi, xin cha mẹ được ra mở quán và chăn tằm dệt lụa, tự lo liệu để giúp Trần Minh ăn học. Trời không phụ lòng người hiếu thảo giàu ý chí, sau thời gian sách đèn giồi mài kinh sử, với sự cảm thông và lo lắng và giúp đỡ hết lòng của bạn hiền Nhuận Điền, Trần Minh đỗ Trạng Nguyên vẻ vang, vinh quy bái tổ về quê, sum họp hạnh phúc bên hiền phụ Quỳnh Nga. Sau ngày thống nhất đất nước, nghệ sĩ Thanh Tú vẫn tiếp tục hát cho các đoàn Thanh Minh, Phước Chung, Trần Hữu Trang, Văn Công. Trước khi vợ chồng được công nhận chính thức, đã có quá trình đứng sân khấu, tham gia nhiều tuồng với thành công tốt đẹp, Thanh Tú vẫn không có cơ hội được giới thiệu thu thanh, vô dĩa vì nghệ sĩ và Trang Bích Liễu phải lập gánh hát riêng, hoạt động xa nhà một thời gian khá dài để tránh khỏi áp lực gia đình bên vợ. Dù sao tiếng hát của một nghệ sĩ vóc hình sáng đẹp sân khấu, có giọng ca trữ tình như anh cũng đã để lại dư thanh nghệ thuật tốt và tình cảm nồng hậu trong lòng khán giả bốn phương. Khi từ giã sân khấu do tuổi cao bệnh hoạn, nghệ sĩ Thanh Tú cùng vợ đã mở quán “Bên cầu dệt lụa”, dấu ấn đậm nét cuộc đời nghệ thuật của mình, để anh có dịp gặp gỡ lại bằng hữu tri âm và những khán giả còn vương vấn với tiếng hát ấm trong, truyền cảm và nét son đạo nghĩa đậm tính nhân văn của ‘Nhuận Điền’ Thanh Tú. Tính cách cao quý mà nghệ sĩ Thanh Tú thể hiện ở vai Nhuận Điền trong vở hát “Bên cầu dệt lụa” của Thế Châu được coi là một vở hát mang nhiều giá trị về nghĩa vợ chồng, tình bằng hữu và chữ tín nghĩa ở con người, rất đáng được nhân cao lên trong một xã hội thiếu vắng đạo đức và tình người. 23. 10. 2019 Tương Như

Xem

MINH CHÍ-VUA XÀNG XÊ MỘT THỜI VANG BÓNG Tương Như

Minh Chí- vua xàng xê một thời vang bóng 18:04 30/07/2019 Tác giả: Tương Như Trong thế giới nghệ thuật cải lương mông mênh khoảng bắt đầu từ năm 1950 đến gần cuối thế kỷ hai mươi, công chúng mộ điệu sân khấu dân tộc và ký giả kịch trường cả nước đã tinh tế tặng cho nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp những nghệ danh rất đa dạng, nghe không kém phần thú vị. Những nghệ danh này được khai sinh xuất phát từ cảm nhận nghệ thuật và sự đánh giá của khán giả, dựa vào tài sắc và phong cách ca diễn đặc biệt của mỗi nghệ sĩ. Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga, vua vọng cổ Út Trà Ôn, sầu nữ Út Bạch Lan, ông hoàng cải lương Minh Vương, chim họa mi Năm Cần Thơ, vua soạn giả vọng cổ Viễn Châu… Nhưng chắc chắn trước hết là từ cảm nhận đầu tiên của công chúng về nghệ thuật biểu diễn của nghệ sĩ qua bài ca vua vọng cổ. Tuy nhiên, cũng có nghệ sĩ nổi tiếng ở bài bản khác trong hai mươi bài ca tổ cải lương hoặc tài năng diễn xuất độc đáo mà nhận được biệt danh nghệ thuật như kép độc : Trường Xuân, Hoàng Giang; vua hề : Kim Quang, Tư Rọm…vua xàng xê Minh Chí… Nghệ sĩ Minh Chí (1924-1995) sinh ra tại Sài Gòn, có tên thật là Lê Mộng Lang xuất thân là một thanh niên lao động nghèo. Mới lớn lên, Minh Chí đêm đêm phải đi làm nghề vật bò mổ lợn ở lò heo Chánh Hưng, Sài Gòn, nên anh đã trải qua cuộc đời khá vất vả từ lúc thiếu thời. Tính mê ca hát cải lương, Minh Chí hay bắc chước hát theo các nghệ sĩ đàn anh lúc bấy giờ như Tám Thưa, Năm Nghĩa… khi được nghe lại từ trong Nghệ sĩ Minh Chí (1924-1995) thuộc thế hệ nghệ sĩ cải lương trong bốn thập niên hoàng kim của sân khấu nghệ thuật dân tộc kể từ nửa cuối thế kỷ hai mươi. Minh Chí từng là kép trẻ nức tiếng một thời với giọng ca rõ ràng, thinh âm đầy nội lực, cùng thời với các nghệ sĩ tiền phong như : Kim Chưởng (1926-2014), Ba Vân (1908-1988), Năm Nở (1909)… Ông cùng nghệ sĩ Việt Hùng (1923-2002) đã lập gáng hát Minh Chí-Việt Hùng và được công chúng nghệ thuật sân khấu phong tặng nghệ danh là “Ông vua Xàng xê” qua tác phẩm đặc sản của đoàn hát Kim Chưởng là vở tuồng Anh hùng Lạn Tương Như mà Minh Chí là kép chính. Mãi cho đến nay, tiếng hát Minh Chí hãy còn đi sâu vào tâm khảm quần chúng đã là một phần thưởng xứng đáng cho một nghệ sĩ tận tụy cống hiến suốt đời cho nghệ thuật sân khấu nước nhà. 1các máy hát dĩa nhựa quay dây thiều qua các đài phát thanh. Thỉnh thoảng, Minh Chí cũng có dịp chăm chú theo dõi các buổi đờn ca tài tử tại tiệc cưới, đám giỗ trong xóm và cũng được các ban đờn ca tài tử địa phương mời tham gia biểu diễn. Trời cho được giọng hát hào sảng, thanh âm đầy nội lực, dần dần tiếng lành đồn xa, nhiều bầu gánh để vào mắt xanh, Minh Chí bắt đầu bỏ nghề làm đồ tể đi theo nghiệp cầm ca ở các đoàn hát, rong ruổi khắp làng xóm, tỉnh thành trong nước. Tiếng hát chắc nịch, rõ ràng không thể nhầm lẫn với bất cứ một nam nghệ sĩ nào của nghệ sĩ Minh Chí vang vọng từ các dĩa nhựa, dần dần trở nên quen thuộc với quần chúng yêu ca nhạc cải lương. Tại các đám tiệc ở tư gia nơi huyện lỵ thị thành đến quán cà phê bình dân và bến đò, bến xe trên kênh rạch, ruộng đồng chốn nông thôn heo hút xa xôi, đâu đâu cũng có thể nghe được giọng ca sang sảng ấn tượng của anh qua sáu câu vọng cổ nhất là phong cách ca xôm tụ thật ấn tượng ở bản xàng xê. Khi làm kép chính cho đoàn Hương Hoa, Minh Chí dù có vợ con, đã khiến cho cô đào tuổi teen Ánh Hoa (15 tuổi kém anh gần 20 tuổi) say mê. Tưởng cũng nên trao đổi thêm về vấn đề tuổi tác trong tình yêu. Người từng trải thức thời chắc chắn không ai quá so đo về tuổi tác trong chuyện hội ngộ giữa nghệ sĩ và giai nhân đồng điệu. Ai cũng biết rằng trong lĩnh vực tình yêu không bao giờ có sự phân biệt về con số tuổi tác và giai tầng xã hội “Trong tình yêu, người quý tộc và kẻ hành khất đều bình đẳng”. Người ta hay nhắc lại chuyện nhà thơ Goethe (74 tuổi), đỉnh cao thi ca Đức và thế giới, đã yêu say đắm nàng Ulrilke xinh xắn chỉ mới 17 xuân xanh. Tại miền Nam trước 1975, dư luận lâu lâu cũng thì thầm nhắc lại chuyện GS. C. G Ng khi đã quá tuổi hiếm cũng đã lọt vào vòng tay học trò N. T. H (19 tuổi) vốn là sinh viên của mình ! Dù vậy, chuyện tình của cặp đôi nghệ sĩ: Minh Chí- Ánh Hoa cũng đã khiến cho thân phụ Ánh Hoa là nhạc sĩ Văn Danh có đưa Minh Chí ra tòa về tội dụ dỗ gái vị thành niên. Nhưng rồi sau đó, mọi việc cũng trôi vào quên lãng, không ai còn nhắc tới trước những thành tựu nghệ thuật của cặp đôi vợ chồng nghệ sĩ cải lương này. Ánh Hoa và Minh Chí trở thành vợ chồng chính thức, sống chung hạnh phúc bên nhau cho đến cuối cuộc đời của ông vua xàng xê, nổi tiếng cùng thời với vua vọng cổ Út Trà Ôn. Về sở thích, lúc sinh tiền, nghệ sĩ Minh Chí rất yêu hoa phong lan. Ông nói loài hoa này thân cây cằn cỗi nhưng trong chông gai hoặc lũ mưa khô hạn, nó vẫn đơm ra hoa đẹp ngát hương. Cũng như con người, có chịu vất vả khổ đau mới đạt được thành tựu cao quý. Nghệ sĩ Minh Chí lao động nghệ thuật đúng nghĩa nên nhận được tình thương dào dạt và lòng ái mộ chân thành từ khán giả bốn phương. Nhờ lòng yêu chồng và sự chăm sóc, lo lắng chu đáo gia đình mà Ánh Hoa, một nghệ sĩ yêu nghề từ nhỏ có giọng ca 2ngọt ngào và phong cách vô bản vọng cổ độc đáo trữ tình, từng được gọi là một “Út Trà Ôn Deux” tức Út Trà Ôn Hai (Deux là Hai- tiếng Pháp). Từ những năm đầu của thập niên 1950, nghệ sĩ Minh Chí sớm nổi tiếng với giới mộ điệu cải lương khắp ba miền luôn cả ở xứ chùa Tháp và nước Lào nhờ những bộ dĩa nhựa từ máy hát quay dây thiều phổ biến các vở tuồng. Khán giả mê cải lương thuộc thế hệ sống cách đây khoảng trên dưới bảy mươi năm không bao giờ quên giọng ca mạnh mẽ qua cách nhả chữ rõ ràng của Minh Chí qua các bộ dĩa : Phất cờ độc lập, Đường về tổ quốc, Anh hùng liệt nữ… mang nhãn hiệu Việt Nam của bà Sáu Liên. Sau đó là các tuồng: Nguyễn Thái Học, Nguyệt Thu Nga, Kiều Oanh công chúa… được thu vào dĩa nhựa mang nhãn hiệu Asia trong đó tiếng ca Minh Chí được lồng ở vai chính chủ lực. Tôi còn nhớ một kỷ niệm của thời trung học tại trường Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Năm 1955, tôi và vài bạn ở trọ trên một sàn gác xép ọp ẹp để đi học tại nhà Ông Mười Vinh, bên bờ sông Cái Khế, ngang chùa Ba Cô, gần hồ Xáng Thổi. Nhà Ông Mười Vinh là điểm Dựa mắm và dưa hấu. Những lúc rổi rảnh việc học, sau khi vui vẻ tiếp chủ nhà chuyền dưa vào nhà, bọn tôi ngồi tán hưu tán vượn, rồi chôm dưa chủ nhà ăn trong không gian chật hẹp thoảng mùi nước mắm lẫn mùi hăng hắc của sách vở học trò. Nhưng bù lại những thứ đó, lũ quỷ ở garconnière của bọn tôi được thưởng thức tiếng ca mùi mẫn của danh ca Út Trà Ôn hoặc giọng ca lanh lảnh của nghệ sĩ Minh Chí qua các tuồng hát vọng ra từ dĩa nhựa đang quay trong máy hát quay dây thiều của ông chủ nhà hiền lành, yêu thương học trò. Ấn tượng nhất không thể nào quên được là, bên cạnh giọng hát u hoài buồn vạn cổ của sầu nữ Út Bạch Lan trong vai một nữ cán bộ lại sang sảng vút lên tiếng ca dõng dạc, đầy khí thế của Minh Chí nhập vai nhà yêu nước Nguyễn Thái Học trong tuồng hát cùng tên. Người ta còn nhớ lại, vào khoảng năm 1956, Minh Chí có hợp tác với nghệ sĩ Việt Hùng - một kép đẹp nhưng hát lòn giọng nữ - để lập đoàn hát “Việt Hùng-Minh Chí. Khi trình diễn vở hát “Người đẹp bán tơ” tại rạp Văn Cầm, Phú Nhuận, Việt Hùng đóng vai Lưu Bình, Minh Chí vai Dương Lễ và Ngọc Nuôi vai Châu Long. Vở hát sớm hết vé, nhưng khán giả còn chen lấn đông nghẹt, tìm mua vé lậu để được biết mặt và nghe Minh Chí hát. ` Thời oanh liệt đỉnh điểm làm nên tên tuổi của nghệ sĩ Minh Chí là lúc anh hát cho đoàn Kim Chưởng - đệ nhứt anh hùng lưu diễn - qua vở cải lương “Anh hùng Lạn Tương Như”. Nhờ vở tuồng này, trong vai chính Lạn Tương Như, Minh Chí được khán giả phong tặng cho anh nghệ danh “ Vua Xàng xê”. Trong vở hát “Anh hùng Lạn Tương 3Như” của soạn giả Tích Dẫn, có đoạn Lạn Tương Như lĩnh sứ mệnh mang ngọc bích củanước Triệu đem dâng cho vua Tần để đổi lấy ấp Bái. Ỷ mình nước lớn, Tần Thủy Hoàng mưu toan chiếm đoạt ngọc bích mà không giao ấp Bái. Biết lâm vào tình thế cùng đường ngặt nghèo, Lạn Tương Như xem như thất bại, không còn mặt mũi nào trở về nước Triệu. Biết ý định thâm độc của đối tác, Lan Tương Như phản biện, ngăn cản vua Tần qua câu mở đầu bản xàng xê: Khoan ! Nếu như Tần Vương toan dùng bạo lực cưỡng đoạt ngọc Bích Quan, thì đây là viên ngọc của Triệu bang, Tương Như thề đập cho nát cho tan rồi mới chịu chết oan dưới lưỡi gươm của bạo chúa Thủy …Hoàng/ Tôi đã ra đi là vì thanh danh, phẩm giá/ Tôi đến đây là vì quốc gia, vì sứ mạng/ Để đem viên ngọc bích này đổ về ấp Bái cho Triệu bang. Khán giả vỗ tay dòn dả như bắp rang khi Minh Chí vừa mạnh mẽ quyết liệt vô xàng xê và cá tính dứt câu đầu bằng chữ xề … không khác nào nghe Út Trà Ôn ngọt ngào vô vọng cổ lúc dứt chữ hò. Trong hai mươi bản tổ cải lương: sáu bắc, ba nam, bảy hạ, bốn oán, mỗi bản dài ngắn khác nhau và có ý nghĩa riêng trong việc mục đích sử dụng. Vọng cổ, với giai điệu mùi mẫn lâm ly dùng cho hoàn cảnh đau thương, nghiệt ngã. Hoài tình mang tính cách kể lể khóc than trong khi bản Hoa chúc mang ý nghĩa chúc tụng vui vầy … trong các lễ hội liên hoan. Với Minh Chí, nhờ may mắn sở hữu làn hơi thiên phú cọng với phong cách ca diễn sinh động hào hùng, nghệ sĩ đã lấy được sự ngưỡng mộ cao quý và cảm tình nồng hậu của công chúng cải lương lúc bấy giờ. Thời hiện đại công nghệ, kỹ thuật số mang đến cho con người vô vàn thuận lợi tiện nghi giải trí với vô tuyến truyền hình, video, điện thoại thông minh…nhưng dường như cũng đã vô tình và âm thầm khiến cho hoạt động nghệ thuật sinh động, đầy màu sắc của sân khấu cải lương ngày một yên ắng đi xa ! Ngày nay, có những khán giả cao tuổi say mê đờn ca tài tử cải lương đôi không khỏi khi ngậm ngùi tiếc nuối trong hoài niệm. Thế hệ trẻ không có cơ hội thấy tận mắt một thời huy hoàng của hoạt động sân khấu dân tộc tưng bừng dưới ánh đèn màu lung linh, bên những tấm cánh gà mang tính lịch sử. Trong bao nỗi hoài niệm nghệ thuật đó có sự im vắng những tiếng hát cải lương đỉnh cao bất tử của một thời vang bóng như : nữ hoàng sân khấu Thanh Nga, vua vọng cổ Út Trà Ôn, vua xàng xê Minh Chí…

Xem

NSND LỆ THỦY - TIẾNG HÁT MÙA XUÂN - TƯƠNG NHƯ

Nghệ sĩ Lệ Thủy tên thật Dương Thị Lệ Thủy (sinh năm 1948), sau đổi thành Trần Thị Lệ Thủy, người Vĩnh Long, là một ngôi sao sân khấu cải lương hàng đầu. Với niềm say mê ca hát, ngay từ lúc mới 10 tuổi, Lệ Thủy đã đến với ca nhạc cải lương.

Xem

NSƯT THANH KIM HUỆ - BÚP BÊ SÂN KHẤU

Nghệ sĩ ưu tú Thanh Kim Huệ (sinh năm 1955), tên thật Bùi Thị Huệ, gốc người Sài Gòn, là một ngôi sao nổi tiếng hàng đầu trên sân khấu cải lương thuộc thế hệ tiếp sau của sầu nữ Út Bạch Lan, kỳ nữ Kim Cương… Lúc Thanh Kim Huệ còn bé, cha mẹ làm nghề cho thuê dụng cụ âm thanh cho các đoàn hát nên chị sớm bén duyên với nghệ thuật cải lương

Xem

BÀI CA VUA TÀI TỬ - CẢI LƯƠNG - TƯƠNG NHƯ

Trong lịch sử ca nhạc sân khấu Nam bộ, sự xuất hiện của bản Vọng cổ trong dòng nhạc Cải lương thực sự đã đem lại một luồng sinh khí mới có thể coi là một cuộc cách mạng lớn trong nghệ thuật đờn ca tài tử, làm thay đổi bộ mặt âm nhạc truyền thống dân tộc.

Xem

NỮ HOÀNG SÂN KHẤU - TƯƠNG NHƯ

Thanh Nga (1942-1978), tên thật là Juliette Nguyễn Thị Nga, một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, tài sắc vẹn toàn, được mệnh danh là “Nữ hoàng sân khấu”. Thanh Nga đã thủ diễn nổi bật vai chính trong gần 30 vỡ tuồng Cải lương, tiêu biểu là Người vợ không bao giờ cưới và Sân khấu về khuya…, đóng trong 16 phim nhựa, tiêu biểu là: Đôi mắt người xưa, Hai chuyến xe hoa…; và đã hát 16 bài ca cổ, tiêu biều là: Lan và Điệp, Mưa rừng...

Xem

KỲ NỮ SÂN KHẤU - TƯƠNG NHƯ

Nghệ sĩ Kim Cương (sinh năm 1937) được gọi là Kỳ nữ vì trong hoạt động nghệ thuật, bà vừa là nghệ sĩ đứng diễn xuất sắc ở các vai chính trên sân khấu (cải lương, kịch bản và màn ảnh), vừa là bầu gánh (giám đốc Ban kịch Kim Cương) kiêm luôn tác giả viết kịch bản.

Xem

ÚT TRÀ ÔN - VUA VỌNG CỔ - TƯƠNG NHƯ

Nghệ sĩ Út Trà Ôn, tên thật: Nguyễn Thành Út (1919-2001), còn gọi là Mười Út, người làng Đông Hậu, huyện Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Gốc gia dình nông dân, cha mẹ mất sớm, Út phải ra đồng làm lụng vất vả từ lúc 13 tuổi, Mười Út lấy ca hát làm vui và lân la tìm người học nhạc.

Xem
Processing...