admin 06/07/2022 2
Một hiện tượng văn học ở miền nam trước năm 1975 05:51 09/05/2022 Tác giả: Nguyễn ThanhTừ những năm đầu của thập niên 1960, ở các đô thị miền Nam trước 1975 xuất hiện nhiều hiện tượng xã hội: – Xuống đường biểu tình xuất phát từ trường học, – ‘Yêu cuồng sống vội’, ảnh hưởng từ những tác phẩm hiện sinh (Existentialisme) của những nhà văn Pháp: J. Paul Sartre (Nausée – Buồn nôn), Simoine De Beauvoir (L’Invitée – Vị khách mời), Albert Camus (L’Étranger – Kẻ xa lạ)… – Và hiện tượng văn học khu biệt trong văn nghệ như: Nguyễn Đức Sơn (sinh 1937), Bùi Giáng (1921-1998), Phạm Công Thiện (1941-2011), cả ba đều là nhà thơ. Với Phạm Công Thiện, ông còn là giáo sư, nhà văn viết sách văn học, triết lý và cư sĩ Phật giáo… nên ông được coi là một hiện tượng văn học đặc biệt với câu nói nổi tiếng trong tùy bút “Viết là đâm nổ mặt trời” (Trời tháng Tư)Trong môi trường văn chương miền Nam thời tạm chiếm, từ năm 1954, có một số nhà thơ nổi tiếng sinh ra trước sau thập niên 1940: Thanh Tâm Tuyền (1936-2006), Du Tử Lê (1942-2019), Tô Thùy Yên (1938-2019)… và Phạm Công Thiện. Tiêu biểu cho thế hệ đàn anh trước đó thì: Vũ Anh Khanh (1926-1956), Kiên Giang (1929-2014), Đinh Hùng (1920 – 1967), Vũ Hoàng Chương (1916-1976). Trong số đó, Phạm Công Thiện được coi là một hiện tượng thi ca khá đặc biệt bên cạnh Bùi Giáng (1926-1998) và Nguyễn Đức Sơn (1937-2020).Phạm Công Thiện (1941-2011) là tên thật, bút danh ký Hoàng Thu Uyên. Anh còn là một cư sĩ Phật giáo với pháp danh là Nguyên Tánh. Xuất thân trong một gia đình Công giáo, từ tuổi thiếu niên, Phạm Công Thiện đã nổi tiếng là thần đồng về ngôn ngữ. Năm 15 tuổi, Thiện đã đọc và viết thông thạo 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nhật, Hoa và Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết thêm tiếng La Tinh và tiếng Sanskrit, tiếng Pali (tiếng Phạn), vốn là ngôn ngữ cổ Ấn Độ dùng trong kinh Vệ Đà của Phật giáo, rất khó học. Năm 16 tuổi (1957), Phạm Công Thiện đã xuất bản cuốn Anh ngữ tinh âm – giống như trường hợp nhà thơ tượng trưng Pháp Arthur Rimbaud (1854-1891) cũng tập thơ xuất bản năm 16 tuổi: ‘Con tàu say’ (Le Bateau ivre),.. Vài năm sau, Phạm Công Thiện đã cộng tác với các tạp chí: Bông Lúa, Bách Khoa, Phổ Thông, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ và bắt đầu xuất bản tiểu luận Ý thức mới trong Văn nghệ và Triết học (1960) khi chưa tới 19 tuổi. Trong thực tế, làm thơ hoặc viết văn xuôi thì ai cũng có thể làm được nếu biết đọc, biết viết cộng với niềm đam mê và chút năng khiếu. Chưa nói đến quan điểm của tác giả trẻ Phạm Công Thiện lúc đó, ai cũng biết, để viết một quyển tiểu luận có tính cách phê bình văn nghệ và triết học kiểu như quyển Ý thức mới trong Văn nghệ và Triết học, có lẽ không phải là một việc dễ dàng nếu không thực giỏi ngoại ngữ và đọc, hiểu được sách tiếng Việt lẫn một số tiếng nước ngoài. Thời gian này, người ta không được nghe nói Phạm Công Thiện đã học ở trường nào, tốt nghiệp khoa nào ở Đại học trong và ngoài nước… Có lẽ ông Phạm Công Thiện đã nhờ thông minh, tự học rồi đăng ký xin thi tự do nên ít ai biết.Năm 1963, sau một cuộc khủng hoảng tinh thần, Phạm Công Thiện ra Nha Trang để tịnh dưỡng và quen với nhà thơ Quách Tấn (1910-1992). Thiện được tác giả Mùa cổ điển đưa đi viếng chùa Hải Đức. Nơi đây, Phạm Công Thiện giác ngộ Phật đạo rồi tập thiền và quy y thọ giới Sa Di, pháp danh Nguyên Tánh với thượng tọa Thích Trí Thủ, một vị cao tăng Phật Giáo lúc bấy giờ.Một năm sau hết bệnh (1964), Phạm Công Thiện về lại Sài Gòn và đi du học tại Hoa Kỳ. Xong chương trình Cử nhân (B. A: Bachelor of Art), Phạm Công Thiện chuyển sang học ở Columbia, nơi thượng tọa Thích Nhất Hạnh từng theo học. Nhưng chưa bao lâu thì anh chê giáo sư ngu xuẩn rồi bỏ học, ra đời, đi lang thang khắp thế giới chẳng khác nào ông hoàng thơ tình Pháp Guillaume Apollinaire (1880-1918). Phạm Công Thiện từng sang Israel, Đức rồi nghĩ: “Better a beggar in Paris than a millionaire in New York” (làm một người ăn mày ở Paris còn tốt hơn một triệu phú ở New York). Sau đó, anh sang Pháp ghi danh học ở Rennes, Bretagne, ở với người anh đã sang Pháp trước đó. Nhưng rồi không thuận với anh, Phạm Công Thiện lên Paris, gặp thầy Thích Nhất Hạnh (sinh năm 1926) và cư sĩ Võ Văn Ái đang làm Tổng thơ ký cho Hội Phật tử Việt Kiều hải ngoại do thầy Nhất Hạnh sáng lập. Phạm Công Thiện thân thiết ở chung với Võ Văn Ái. Năm 1966, khi Hòa thượng Thích Minh Châu đến Paris tìm người trợ giúp Viện Đại học Vạn Hạnh thì gặp Phạm Công Thiện. Hòa thượng Thích Minh Châu thuyết phục anh về Việt Nam công tác giáo dục tại Viện Đại học Vạn Hạnh do hòa thượng làm viện trưởng. Về làm việc tại Sài Gòn, Phạm Công Thiện bắt đầu nắm phần soạn thảo chương trình giảng dạy cho tất cả các Phân khoa của Viện Đại học Vạn Hạnh (1966-1968) của Thượng tọa Thích Minh Châu (1918-2012). Từ 1968-1970, Phạm Công Thiện đảm nhiệm chức vụ Phân khoa trưởng của Phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của Viện Đại học Vạn Hạnh. Nơi đây, anh cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.Năm 1970, chị Lê Khắc Thanh Hoài (sinh 1950 tại Huế), một sinh viên trẻ đẹp của Viện Đại học Vạn Hạnh và cũng là sinh viên của thầy Phạm Công Thiện trước đây, lên đường đi du học tại Bruxelles (thủ đô nước Bỉ). Chị Thanh Hoài là con gái yêu của BS. Lê Khắc Quyến, nguyên Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, một bác sĩ nổi tiếng lẫy lừng trong các phong trào Hòa bình (1954-1955), phong trào Phật Giáo (1963-1964)… chống chế độ Ngô Đình Diệm từng bị ngồi tù. Chính chị Lê Khắc Thanh Hoài đã từng say đọc sách và mê cả tác giả của sách là thầy Phạm Công Thiện với phong cách giảng bài hút hồn sinh viên mình đứng lớp.Cũng năm này, sau 4 năm làm công tác giáo dục ở Sài Gòn, nhân chuyến đi dự một hội nghị Phật giáo tại Paris cùng hòa thượng Thích Minh Châu, Phạm Công Thiện xin ở lại Pháp ghi tên làm luận án Tiến sĩ. Tại kinh đô ánh sáng, gặp lại Phạm Công Thiện tại nhà họa sĩ Vĩnh Ấn, chị Thanh Hoài quyết định bỏ học tại Bruxelles ở lại Pháp chung sống cùng Phạm Công Thiện. Cặp đôi thầy-trò hội ngộ lại trong tình nghĩa vợ chồng tại kinh đô ánh sáng thật thơ mộng lý tưởng, hứa hẹn nhiều hạnh phúc dù hiện tại cuộc sống họ không tránh khỏi vất vả khó khăn nơi đất lạ quê người. Cuộc sống phiêu lưu vô cùng gian nan với học bổng của Thiện trong 4 năm không khác gì những năm đói khổ cùng cực của những du học sinh Nguyên và Thu trong tác phẩm Mây ngàn của nhà văn Vita (1910-1956). Sau đó, Phạm Công Thiện xin được một việc làm văn phòng tại Đại học Toulouse, Pháp. Nhân có một chân phụ giảng trống, anh làm đơn xin việc. Phạm Công Thiện được giáo sư hướng dẫn giới thiệu rất trang trọng: ‘Sinh viên Ưu tú Xuất sắc hạng Nhất, bốn năm Cao học đã hoàn tất’ (1). Điều này chứng tỏ Phạm Công Thiện đã hoàn tất Văn bằng Tốt nghiệp École des Hautes Études (tương đương với Master-Thạc sĩ) tại Đại học Sorbonne, và học xong một năm D. E. A (2). Phạm Công Thiện làm việc này với giao kèo gia hạn mỗi năm, chức vụ cuối cùng là Giảng sư (Maitre de Conférence) tại Đại học Toulouse II… Sống với Phạm Công Thiện, Chị Thanh Hoài sinh được 5 con (4 trai, 1 gái -tất cả về sau đều thành đạt vẻ vang nơi hải ngoại). Chị Thanh Hoài làm thêm việc ráp linh kiện cho hãng máy bay Airbus để kiếm thêm chút phụ thu cho gia đình. Công việc tạm ổn, bỗng nhiên Phạm Công Thiện rơi vào cảnh nghiện rượu, sống với cuộc sống đầy bè bạn mà quên mất gia đình, cả lúc vợ con đau ốm huống chi là chuyện xã hội. Về sau, chị Thanh Hoài ngậm ngùi nhắc lại: “Và ngôi biệt thự xinh xắn đó, nơi mà đáng lý ra chỉ có hương hoa và sắc màu của một vị ngọt là hạnh phúc, thì trớ trêu thay, nơi đây suốt bảy năm trời chỉ mang một vị đắng. Vị đắng của khổ đau. Vị chua chát của rượu… Chàng đã thỏa hiệp với con ma rượu…”. Vì lẽ, giáo sư Phạm Công Thiện không còn thấy gì hứng thú cứ phải lải nhải triết lý để kiếm tiền nuôi vợ con. Anh chỉ là chiếc bóng sau bầy con. Nàng thì cứ xoay vòng với bầy con năm đứa. Chàng thì cố gắng làm tròn công việc dạy học, cho dù nỗi chán chường mỗi ngày một chồng chất. Nhưng bọn sinh viên cứ ào ào tới ngày càng đông, giới trí thức trong tỉnh lần lần nghe tiếng và bạn bè lũ lượt kéo đến ngày càng nhiều hơn. Khói thuốc vẫn mịt mù lan tỏa. Mùi rượu vẫn nồng nặc xông lên…Và một hôm, nàng cũng quyết định rằng nàng phải sống, phải đứng dậy và đi tiếp. Nhưng trên đoạn đường đi tiếp của nàng chắc chắn sẽ không có chàng. Không vì hờn giận hay oán trách mà chỉ vì không còn giải pháp nào hơn. Thanh Hoài quyết định chia tay cùng anh, thu xếp mọi việc cùng 5 con ra đi. Phạm Công Thiện sau đó cũng mất việc ở Đại học vì khế ước không được gia hạn và ghế giảng sư cũng không còn. Anh được hòa thượng Mãn Giác mời sang dạy tại Viện Quốc Phật giáo (College of Buddhist Studies), tại Los Angeles. Thiện trở về cư ngụ tại chùa, tại nhà bạn bè và qua đời năm 2011 tại Houston, Hoa Kỳ, các con đủ mặt từ Pháp đều sang dự đám tang cha.Nhìn lại sự nghiệp văn học của Phạm Công Thiện, ta thấy ông là một ngòi bút sung sức, viết khỏe theo nhiều thể loại chủ yếu là tiểu luận, thơ, tùy bút. Sáng tác của Phạm Công Thiện đòi hỏi tác giả phải sở hữu được một kiến thức phong phú về triết học, tôn giáo, văn học thế giới và một trình độ thực sự vững vàng về ngoại ngữ – tôi không đề cập đến văn bằng!), cần thêm một sức sáng tạo mãnh liệt, một tâm hồn nhạy bén, có khả năng cảm thụ tinh tế về văn học nghệ thuật.Với ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, mượt mà, nhiều bài thơ tự do của Phạm Công Thiện có tư tưởng mới lạ, táo bạo đến mức được coi là bí hiểm, khó hiểu: Viết là đâm nổ mặt trời (Trời tháng Tư); Tôi hiếp dâm mặt trời, sinh ra mặt trăng (Mặt trời không bao giờ có thực). Tuy nhiên, với bản tính mộc mạc, hiền lành của người Nam bộ, nhà thơ Phạm Công Thiện cũng có những bài thơ hay, những câu thơ đẹp: Mưa chiều thư bảy tôi về muộn/ Cây khế nhà ai trổ hết bông.Trong một thời chiến tranh máu lửa tóc tang nhất của đất nước (1954-1975), người Việt Nam chân chính có thể không hài lòng với mình nếu ở vị trí của Phạm Công Thiện. Tác giả Ý thức mới trong Văn nghệ và Triết học không biết đã nghĩ thế nào lại chui vào cái vòng kim cô của vũ trụ kiến thức mênh mông, rời xa hiện thực đau lòng của dân tộc để nói về triết lý, về văn nghệ của mình trước khi rời tổ quốc đau thương vì chiến tranh tang tóc, sống lang thang đó đây nơi hải ngoại. Là một trí thức, một cư sĩ, Phạm Công Thiện cũng chưa nghĩ đến lý tưởng, giá trị của một đời người là làm gì có lợi ích thực sự cho quê hương: “Giá trị của một con người không đo bằng địa vị hay văn bằng mà bằng sự có ích của người đó với đồng bào xã hội ngoài công việc mà người đó làm để mưu sinh (Nguyễn Hiến Lê). Đúng ra, trong hoàn cảnh đất nước chìm ngập trong khói lửa, xác người lúc bấy giờ, mọi người nên hành động thiết thực thế nào để đồng bào thoát khỏi cảnh đau thương chết chóc trong một cuộc chiến tranh có thể coi là phi nhân tàn bạo nhất trong lịch sử loài người. Hôm nay đất nước đã thanh bình, thịnh vượng và Phạm Công Thiện cũng không còn hiện diện dưới ánh mặt trời (3). Sư nghiệp, hoạt động của Phạm Công Thiện phải chăng đã thể hiện dấu ấn đặc biệt của một hiện tượng trí thức bùng vỡ, hay ‘một tâm hồn nổi loạn’ ảnh hưởng từ Albert Camus (Je me révolte, dons nous sommes - Tôi nổi loạn, vậy chúng ta cùng sống) trong một thời chiến tranh đau khổ ở phía Nam đất nước. Trên cơ sở dư luận một thời đã từng coi Phạm Công Thiện như một thiên tài đa diện: nhà thơ, nhà văn, triết gia, cư sĩ Phật giáo, học giả, giáo sư đại học… ta thử khách quan tìm hiểu bình tĩnh nhìn lại chân dung đích thực của Phạm Công Thiện để có thể trân trọng, ngưỡng mộ và đánh giá đúng mức ông là thiên tài hay một huyền thoại văn chương trong không gian văn hóa nước nhà.________(1). Tiểu thuyết “Chuyện một người đàn bà… năm con”, (tr. 252) của Lê Khắc Thanh Hoài, tức là vợ của Phạm Công Thiện. (2). Diplôme d’Études Approfondies: theo tổ chức Đại học Pháp lúc đó, ngày nay đã đổi thành: Master I, Master II và bỏ văn bằng Tiến sĩ Đệ Tam cấp và Tiến sĩ Quốc Gia, chỉ còn lại một văn bằng Tiến sĩ duy nhất. (3). Tư tưởng phương Tây: Không có gì mới dưới ánh mặt trời (Rien de nouveau sous le soleil).Nguồn Văn nghệ số 18+19/2022
Xem admin 11/01/2021 2
Xem admin 08/01/2021 2
Tài hoa – Thành tựu vươn lên từ nghiệt ngã7 Tháng Một, 202133Nguyễn Thanh(Vanchuongphuongnam.vn) – Quan niệm về sự thành công vượt trội của tài năng trong đời, rất hiếm người có những suy nghĩ tương đồng. Đa phần nhân loại ở cõi nhân gian đều cho rằng người có năng khiếu hay thiên tài đều phải do trời phú cho. Hoặc được sinh may mắn ra trong một hoàn cảnh thuận lợi có đầy đủ vật chất như những kẻ giàu sang. Nhưng cũng có thể coi là nghịch lý khi có người đã tìm thấy chính nỗi đắng cay nghiệt ngã trong đời người đã khai sinh ra nhửng kẻ tài hoa xuất chúng. Triết gia Đức Nietzsche (1879-1888) đã nói: “Những cây cao nhất, mạnh nhất thường mọc nơi đất đá khô cằn”. Như vậy, ta có thể nói: Chính nỗi đau thương nghiệt ngã, cái nghịch cảnh oái oăm bi thảm trong đời lại có thể là mảnh đất màu mỡ cho những danh mộc tài hoa trong đại ngàn trí tuệ ưu việt của con người.Tác giả Nguyễn Thanh Nếu quan tâm đến lịch sử nhân loại, ngay từ thời cổ đại, không ai có thể phủ nhận được một chân lý dưới ánh sáng mặt trời. Hầu hết những thành tựu vĩ đại của bậc tài hoa xuất chúng về văn hóa nghệ thuật, về công nghệ khoa học… đều được nẩy mầm từ mảnh đất khô cằn rất khó tồn tại một sự sống cho bất cứ loài sinh vật nào.Hàn Mặc Tử (1912-1940), một huyền thoại thi ca mà cuộc đời từng ảnh hưởng sâu rộng đến ca nhạc, sân khấu. Nếu không phải bị đắm mình trong ác bệnh đau thương thì chưa ắt nhà thơ cùi tài hoa này đã sở hữu được những vần thơ tuyệt bút để lại cho hậu thế. Theo nhà thơ Quách Tấn: con trai bị bắt ngậm dị vật trong miệng mới có được hạt ngọc quý giá cho đời. Theo học giả, nhà văn Nguyễn Hiến Lê những vua dầu hỏa, vua xe hơi Ford, Chevrolet… cũng từng xuất thân từ những dứa bé nghèo xơ xác thuở hàn vi phải đi bán báo dạo nơi đầu đường cuối chợ hoặc đi lượm tàn thuốc lá ở bãi rác hôi tanh dơ dáy…Mai An Tiêm, sống lay lắt giữa nơi đảo hoang như chàng Robinson Crusoe trong thời gian bị thất sủng từ vua Hùng. Hellen Keller (1880-1968), sống cay đắng nghiệt ngã khiếm thính, khiếm thị và không diễn tả được bằng ngôn ngữ bình thường… nhưng về sau đã đỗ Cử nhân Nghệ thuật trở thành nhà văn, diễn giả, nhà họat động xã hội người Mỹ. Bà Hellen Keller được xếp vào danh sách 100 nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20. Cũng không kém độc đáo với Anh chàng Úc Nick Vujicic (sinh năm 1982) gốc người Serbia. Nick mở mắt chào đời bẩm sinh không có tứ chi vì bị hội chứng tetra amelia. Cha mẹ anh vẫn không bỏ con, Nick vươn lên từ vũng bùn cuộc đời đau thương học tập, tốt nghiệp Đại học, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng về đề tài: “Làm chủ cuộc sống” sau khi tham gia vào phong trào “Cuộc sống không có tay chân” (Life without limbs) đã từng gây sóng gió ở giới trẻ sinh viên học sinh Việt Nam cách nay không bao lâu.Văn nghệ sĩ: nhà thơ nổi tiếng Anh John Milton (1608-1674), làm thơ trong hoàn cảnh đôi mắt đã không còn trông thấy… Nhà văn lớn Pháp Voltaire (1694-1778) sáng tác trên giường bệnh. NSND Phùng Há (1911-2009), từng đi làm phu ở lò gạch, bị chồng là Phước George tàn nhẫn hất hủi. NSND Ngọc Giàu khi chưa nổi tiếng còn đói nghèo đã phải ăn thức ăn thừa của bạn để vững lòng tiến bước trên con đường nghệ thuật. Nguyễn Bính (1918-1966) từng sống trong hoàn cảnh nghèo túng cùng nhà thơ Kiên Giang (1929-2014) trong thời gian ở Rạch Giá tạo ra một giai thoại thú vị trong làng thơ. Nhà bác học vĩ đại Mỹ, Thomas Edison (1876-1935) từng bị thầy giáo ở trường học từ chối không nhận dạy phải về nhà tự học với sự hướng dẫn của mẹ. Edison là nhà khoa học vĩ đại Mỹ chủ nhân của vô số công trình phát minh vẫn nhận niềm vui sau nhiều nghìn lần thất bại mà ông không bao giờ coi đó là núi đau thương chồng chất.Hai cha con nhà văn Pháp Alexandre Dumas với bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng Ba chàng lính ngự lâm(Les trois mousquetaires) há chẳng từng sống một cuộc đời khổ ài gian nan trước khi vang danh trên văn đàn thế giới.Ta có thể coi đau thương là mảnh đất màu mỡ cho những cây tài hoa. Corneille trong vở kịch thơ nổi tiếng “le Cid” đã nói: Chiến thắng không nguy hiểm là chiến thắng không vẻ vang (1). Còn nữa, Bác Hồ viết “Ngục trung nhật ký” (Nhật ký trong tù) khi tác giả bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Trung Quốc (1942-1943); cụ Phan Bội Châu viết Ngục Trung Thư (1913) ở nhà tù Quảng Châu, Trung Quốc… Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều văn nghệ sĩ và nhà cách mạng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Huỳnh Thúc Kháng, Tố Hữu, Nguyễn An Ninh,… cũng đã vừa đấu tranh vừa làm thơ trong ngục tù thực dân đế quốc.Đôi khi trong nụ cười hạnh phúc có nước mắt và giọng than khóc kêu thương có lúc đã biến thành tiếng ca vui như nhà thơ Alfred de Musset (1810-1857) trong bài thơ “Cái chết của con chim bồ nông” (La mort du pélican) trải nghiệm thốt lên : “Tiếng hát đau thương nhất là tiếng hát hay nhất” (2). Hơn thế nữa, nỗi đau khổ không chỉ hóa thân thành lạc thú mà còn trở thành phương châm triết lý soi đường hành động cho con người bất hạnh ở cõi trần gian ta bà thế giới này: “Kiên cường vững bước đi lên/ Kêu than, khóc lóc, van xin đều hèn/ Đường đời số phận nêu tên/ Như tôi, nuốt lệ, hy sinh, âm thầm” (3).Nhiều người đã coi sự đau khổ, truân chuyên trong đời có khi lại trở thành một đặc ân Tạo hóa (the Creator) ban cho, giúp con người có nghị lực bất biến quen dần với thử thách gian lao, từ đó hướng con người vươn lên xa hơn, bay cao hơn trong cuộc đời. Như biết cảm ơn sự đau khổ đó, nhà thơ Lưu Trọng Lư (1912-1991) đã sâu sắc ví von gọi nó là thú đau thương: Hãy lịm người trong thú đau thương. Vì thế, không phải ai cũng muốn, nhưng khi trong đời, trót nhỡ sinh ra ở một nghịch cảnh ghê gớm thê lương thì ta hãy cứ chấp nhận nó vì không thể làm gì khác hơn. Rồi với một ý chí kiên cường sắt đá, cứ dần dà tìm cách khắc phục để biến chất xúc tác được coi là tồi tệ ấy trở thành thuận lợi làm năng lượng hạt nhân thúc đẩy mình đến một tương lai rạng rỡ trong đời mình.N.T (1) À vaincre sans périls, on triomphe sans gloires.(2) Les plus désespérés sont les chants les plus beaux (Tiếng hát tuyệt ọng nhất là tiếng hát hay nhất).(3) Gémir, pleurer, prier est également lâche/ Fais énergiquement ta longue et lourde tâche/ Dans la voie où le sort a voulu t’appeler/ Puis après, comme moi, souffre et meurt sans parler.
Xem admin 14/11/2020 2
Nguyễn Tấn Thành KIỀU THANH QUẾ - NHÀ PHÊ BÌNH KHẢ KÍNH Từ khi nền văn học chữ quốc ngữ được hình thành, do cá tính khiêm tốn, không thích phát biểu ý kiến, nhà văn miệt vườn ít có tác phẩm phê bình. Ngoài những nhà phê bình đã nổi tiếng như: Hoài Thanh (1909-1982), Đặng Thai Mai (1902-1984), Vũ Ngọc Phan (1902-1987), Thiếu Sơn (1908-1978),… Ở Nam bộ, giới văn học, sinh viên học sinh vẫn không quên Kiều Thanh Quế, một nhà phê bình chuyên nghiệp, giàu kiến thức, với nhiều tác phẩm (1) : phê bình- nghiên cứu, sáng tác (đa phần in tại Nxb. Tân Việt) với một bản lĩnh vững vàng của một nhà văn yêu nước. Nhưng tiếc thay, trong xã hội văn chương nước nhà, tên tuổi nhà văn- nhà phê bình Kiều Thanh Quế ít được nhiều người đề cập tới. Cuối thập niên 1960, tại trường Đại học Văn khoa Cần Thơ, tôi được học với giáo sư Lưu Khôn. Trong giáo trình “Phê bình văn học”, thầy có nhắc đến nhà văn Kiều Thanh Quế với tấm lòng trân trọng, và hướng dẫn sinh viên rất cặn kẽ về các trường phái phê bình. Sau khi đỗ Cử nhân Văn khoa (1972), tôi lên Sài Gòn tiếp tục ghi danh Cao học Văn chương do GS. Bửu Cầm (1920-2010) bảo trợ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Khi soạn tiểu luận, có dịp tiếp xúc với các GS. Thanh Lãng (1924-1978), GS. Phạm Thế Ngũ (1921-2000), nhà phê bình Thiếu Sơn, nhà thơ Mộng Tuyết (1914-2007), nhà văn Sơn Nam (1926-2008), nhà thơ Nguyễn Vỹ (1912-1971),…tôi lại được nghe các vị nhắc đến Kiều Thanh Quế, với lòng trân trọng một nhà phê bình xuất sắc của văn học miền Nam. Kiều Thanh Quế (1917-1947) là tên thật cùa nhà văn. Ông có các bút danh : Mộc Khuê, Quế Lang, Tô Kiều Phương, Nguyễn Văn Hai. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước tại Bà Rịa, Vũng Tàu, Kiều Thanh Quế có hai người em. Em trai là Kiều Nguyên Trung đã tham gia kháng chiến nay đã nghỉ hưu. Người em gái Kiều Thị Vạn là một cơ sở cách mạng nay đã mất. Thuở nhỏ, Kiều Thanh Quế học Tiểu học tại Bà Rịa, sau đó lên Sài Gòn học tại trường Trung học Pétrus Ký và cũng bắt đầu hoạt động trong các tổ chức yêu nước. Tốt nghiệp văn bằng Thành Chung (Diplôme d’Études Complémentaires)- tương đương với Tốt nghiệp Trung học Đệ Nhất Cấp khi ấy, ông đi dạy học tại Tư thục Nguyễn Văn Khuê, nhưng chỉ được hai năm, Kiều Thanh Quế xinnghỉ dạy. Tình hình lúc bấy giờ, không khí đấu tranh sôi động của nhân dân Nam bộ đã nhen nhóm những tình cảm yêu nước trong tính cách và tâm hồn của chàng trai đất đỏ 1miền Đông. Định mệnh đã gắn chặt Kiều Thanh Quế với con đường nghệ thuật khi những truyện ngắn đầu tay được đăng trên tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy vào những năm 1929 với bút danh Quế Lang. Tinh thần chống thực dân không chỉ tiềm ẩn trong những bài viết đăng báo mà còn thể hiện qua hành động tấn công một người Ấn thu thuế chợ có quốc tịch Pháp. Nhân sự kiện này, cộng với những mối lo vốn có từ trước, thực dân Pháp đã bắt, quản thúc nhà văn tại Bà Rá, một hiểm địa đầy ma thiên chướng khí mà Pháp dành để lưu đày những người yêu nước lúc bấy giờ. Một thời gian sau, Kiều Thanh Quế được chuyển về Cần Thơ. Sống giữa vòng kìm kẹp của mật thám, Kiều Thanh Quế vẫn nhiệt tình với nền văn học dân tộc và nuôi trong lòng ngọn lửa đấu tranh và sáng tạo văn chương. Không ngừng theo dõi những bước đi của nền văn học, Kiều Thanh Huế đã có những đóng góp xuất sắc những công trình sáng giá cho nền phê bình văn học nước nhà còn đang phát triển như: Ba mươi năm văn học (1941), Phê bình văn học (1942), Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam (1943), Thi hào Tagore (1943) ký là Nguyễn Văn Hai, tên một người bạn vốn là con của một ân nhân đã tận tình đùm bọc nhà văn trong thời gian bị thực dân giam lỏng tại đất Tây Đô. Tại thành phố ‘cầm thi’ còn mang dấu ấn văn chương của những nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị (1830-1910), Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872)…, sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940) vùng lên xóa tan bầu không khí ngột ngạt của xã hội do Pháp gây nên, nhân dân khởi đầu chuyển dần sang đấu tranh bằng báo chí và vũ khí văn nghệ. Các hội Khuyến học và Thi Văn đoàn rộn rịp thành lập. Nhóm Tây Đô Văn Đoàn ra đời với những thành viên uy tín trong làng văn, làng báo lúc gấy giờ như : Giáo sư Nguyễn Văn Kiết (1906-1987), bút danh Tây Đô Cát sĩ, Bác sĩ Lê Văn Ngôn (?-1976) tức Bảo Hương, bào đệ của học giả Lê Thọ Xuân, nhà thơ Tố Phang (1910-1983), tức Giáo sư Thuần Phong Ngô Văn Phác, Trúc Đình và Kiều Thanh Quế lúc này đang bị quản thúc tại Cần Thơ. Với sự giúp đỡ chí tình của anh em trong nhóm Tây Đô Văn Đoàn, Kiều Thanh Quế có nhiều thuận lợi trong việc cầm bút nhất là tập trung vào công việc phê bình văn học vốn là niềm đam mê mãnh kiệt trong đời mình. Đây là thời kỳ viết sung sức nhất trong quãng đời ngắn ngủi bốn mươi năm của nhà văn Kiều Thanh Quế - Nhà văn Phi Vân (1917-1977) cũng nhận giải văn chương Bùi Hữu Nghĩa vào thời điểm này (1943) với tiểu thuyết ‘Đồng quê’ do Tây Đô Văn Đoàn phát thưởng - Là một ngòi bút viết khỏe nhứt (theo Bằng Giang), Kiều Thanh Quế vừa soạn sách, vừa cộng tác cho tạp chí Tri Tân (1941-1945) của chủ bút Hoa Bằng-Hoàng Thúc Trâm (1902-1977), bên cạnh những cây bút kỳ cựu như Lê Thanh, Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố (1889-1947). Thầy dạy tôi năm lớp Đệ Nhị ở Trung học Phan Thanh Giản (1958), giáo sư Phạm Thế Ngũ (2) đã nhận 2định; “Ngay từ năm 1941, miền Nam đã cung cấp cho tạp chí Tri Tân những cây bút khảo luận xuất sắc : Lê Thọ Xuân, Tố Phang, Kiều Thanh Quế”. Kiều Thanh Quế tập trung gởi rất nhiều bài phê bình văn học cho báo Tri Tân: Lều chõng, Cuộc hội ngộ Lan Khai- Sweig ’Tội và thương’ gặp’La peur’, Phê bình ‘Hàn Mặc Tử’ của Trần Thanh Mại (Tri Tân 46, 1942),.. Trước đó, trên tờ báo Mai của Đào Trinh Nhất, Kiều Thanh Quế đã có một loạt bài làm xôn xao giới phê bình văn học lúc bấy giờ như: Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Làm đĩ, Thanh niên S.O.S, Người đàn bà trần truồng và quan niệm tình dục trong văn chương Việt Nam (Mai, 27/9/1939),…Dù sở trường ở lĩnh vực phê bình, Kiều Thanh Quế vẫn không thờ ơ với địa hạt nhạy cảm của xã hội là vấn đề tình dục. Nhà văn đã viết hai cuốn tiểu thuyết về chủ đề luyến ái : Hai mươi tuổi (Nxb. Đức Lưu Phương, 1940) và Đứa Con tội ác (Nxb. Mai Lĩnh, 1941). Sau sáng tác thử nghiệm với tiểu thuyết không mấy thành công, Kiều Thanh Quế quay lại với thế mạnh nổi bật của ông là nghiên cứu - phê bình văn học. Một ngòi bút nhọn sắc bén, với nhận thức hợp lý, sâu sắc và tinh tế, Kiều Thanh Quế không ngại mạnh dạn chỉa mũi dùi vào các bậc nhà văn: Phan Khôi (1887-1959), Ngô Tất Tố (1894-1954), Hồ Biểu Chánh (1884-1958), Xuân Diệu (1916-1985), Lan Khai (1906-1946), Đoàn Phú Tứ (1910-1989),… Vào những thập niên đầu thế kỷ 20, trong hoàn cảnh phức tạp của chính trị và những bộn bề của đời sống văn học và báo chí, vì một tư lợi nào đó, không ít nhà phê bình chưa làm tròn chức năng phê bình là “Tìm Đẹp trong Nghệ thuật” theo lý tưởng ” Chân Thiện Mỹ” mà thiên về phê bình quảng cáo: “Lối phê bình quảng cáo của nhiều nhà báo ở nước ta (và cả ở nước Pháp nữa) chỉ giá trị bằng những lời rao của bọn trẻ bán báo - không hơn không kém ! Hoặc nhận tiền của nhà xuất bản, hoặc vì cảm tình riêng với tác giả, các nhà phê bình quảng cáo hạ giá ngòi bút,viết lên mặt báo những lời ca ngợi xem hớ hênh đến buồn cười” (Kiều Thanh Quế). Đọc kỹ lại những tác phẩm phê bình của Kiều Thanh Quế, độc giả có thể nhận ra tác giả viết mỗi cuốn theo một ý đồ rõ ràng. Quyển “ Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam” cho độc giả một cái nhìn tổng quát trước về các chặng đường đi và sử phát triển của văn học nước nhà từ thuở có chữ nghĩa cho tới thập niên thứ ba của nửa đầu thế kỷ trước. Cuốn “Ba mươi năm văn học” được coi là một sự tính sổ cụ thể hơn văn học Việt Nam trong giai đoạn 1920-1950, qua lăng kính phê bình của Kiều Thanh Quế. Ở cuốn “Phê bình văn học”, Kiều Thanh Quế trước tiên định nghĩa thể loại phê bình, sau đó tiến hành phê bình các nhà văn nổi tiếng Pháp Émile Zola (), Vũ Trọng Phụng (). Theo ông, phê bình văn học là linh hồn của đời sống văn học, nhà văn không làm việc quảng cáo như 3kiểu con buôn, trả thù như một số đàn bà hoặc tiểu nhân, mà để chính đáng giới thiệu những người có tài năng, kẻ tài hoa không may bị chìm đắm trong bóng tối. Kiều Thanh Quế còn hăm hỡ cộng tác với các nhà văn nổi tiếng, nhằm tạo cho nền văn học nước nhà ngày thêm có được những áng văn chương sáng giá. Nhà văn Kiều Thanh Quế đã trân trọng giới thiệu những khuôn mặt phê bình tiêu biểu trong văn học Việt Nam như: Hoài Thanh , Phan Khôi, Phạm Quỳnh, Đặng Thai Mai, Thiếu Sơn, Thái Phỉ, Trương Tửu, Lê Thanh, Trần Thanh Mại, Phan Văn Hùm, Trương Chính, Vũ Ngọc Phan… Chính Kiều Thanh Quế cũng nói thêm một cách chí lý là văn học dịch thuật đóng một vai trò quan trọng trong nền văn học mới của dân tộc nên rất cần phát triển thêm bộ phận văn học dịch thuật để làm phong phú, màu sắc thêm cho nền văn học nước nhà. Phê bình (criticize/ critiquer/ kritisieren) là phân tích, nhận xét rồi đánh giá tức là nêu lên ưu, khuyết điểm của một tác phẩm văn học hay nghệ thuật. Công việc này đòi hỏi những điều kiện khác biệt hơn là sáng tác một bài thơ, bài văn hay một truyện ngắn, tiểu thuyết. Trong khi người làm thơ, viết truyện chỉ cần trời nhễu cho ý hay, từ lạ - một tia chớp từ Tối Thượng hay Nàng Thơ (Muse) ưu ái tặng cho thi nhân - là có thể làm thành bài thơ, nên trên thế giới xưa nay chỉ có thần đồng thi ca còn ở tuổi rất nhỏ nhưng chưa hề có thần đồng phê bình. Theo thiển ý, lĩnh vực phê bình văn học nghiêm khắc yêu cầu con người trước hết phải có kiến thức uyên thâm, thông thạo ngoại ngữ nhiều càng tốt, đọc nhiều tác phẩm văn học trong và ngoài nước. Thứ đến là nhà phê bình cần có một cảm xúc thẩm mỹ, một khối óc phân tích tinh tế và một khả năng nhận định sâu sắc để đánh giá ưu, khuyết điểm tác phẩm khách quan và vô tư. Nghĩ như vậy, nhưng cũng không đặt ra vấn đề học hàm, học vị nhất thiết phải có ở nhà phê bình cơ bản có vốn tự học uyên thâm thường gọi là học giả. Ví dụ những nhà phê bình nổi tiếng thế giới như: Kim Thánh Thán (Trung Quốc, 1606 hoặc 1610-1661) và các nhà phê bình Pháp như: Boileau (1636-1711), Saint Beuve (1804-1869), Hippolyte Taine (1828-1893), … Nhớ đến nhà văn - nhà phê bình Kiều Thanh Quế với tác phẩm “Ba mươi năm văn học”, ta chợt cảm thấy ngậm ngùi thương tiếc, nghĩ đến cuộc đời gắn bó với văn chương chỉ sống được ba mươi năm ngắn ngủi của một nhà văn yêu nước, hơn nữa là một nhà phê bình đích thực, xứng đáng với kiến thức, bàn lĩnh, tầm vóc của ông trong văn học dân tộc. GS. TS. Thanh Lãng nhận định: Kiều Thanh Quế là “người thứ nhất phác họa một bộ mặt của văn học mới, ghi nhận sự diễn tiến của văn học mới và vẽ thoáng được cái đồ biểu đường tiến hóa của văn học mới”. Trong tác phẩm “Nhà văn phê bình” (les critiques littéraires) do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1996, những tác giả uy tín biên soạn đã giới thiệu 18 nhà nghiên cứu - phê bình văn học giai đoạn 1932-1945 trong 4đó, bên cạnh những nhà phê bình nổi tiếng như: Phan Khôi, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh,… Kiều Thanh Quế hiện diện chính thức với chân dung trang trọng của nhà nghiên cứu - phê bình hàng đầu của nền văn học Việt Nam đồng thời cũng là nhà phê bình yêu nước khả kính và duy nhất trong không gian văn học Nam bộ. 14. 11. 2020 Nguyễn Tấn Thành (1)Tác phẩm Kiều Thanh Quế : + Hai mươi tuổi (tiểu thuyết, Nxb. Đức Lưu Phương, Sài Gòn 1940), Đứa con thứ hai (tiểu thuyết, Nxb. Mai Lĩnh), Ba mươi năm văn học (1942), Phê bình văn học (Nxb. Tân Việt, 1942), Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam (Nxb, Đời mới, 1943), Đàn bà và nhà văn (1943), Học thuyết Freud (ký Tô Kiều Phương, 1943), Thi hào Tagore (ký Nguyễn Văn Hai, 1943,), Một ngày của Tolstoi, Cuộc vận động cứu nước trong ‘Việt Nam vong quốc sử’ (1945), Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa tả thiệt xã hội (1945). (2)Phạm Thế Ngũ, tác giả của :Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên (bộ 3 quyển :1,2.3, Nxb. Quốc học tùng thư, 1965) ; Văn thể lược giảng (Nxb. Quốc học tùng thư); Tự lực Văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc (Nxb. Văn hóa Thông tin, 2000)5
Xem admin 18/04/2020 2
Kiều Thanh VIỆT BẮC - SUỐI NGUỒN THI CA * Với người Việt Nam, Việt Bắc còn gọi là Tây Bắc, là ngôn từ có âm thanh sâu lắng và ý nghĩa văn hóa vô cùng trọng đại. Không chỉ là biểu tượng của thủ đô kháng chiến thời chống Pháp mà còn là mạch nguồn cảm xúc của nghệ thuật, thi ca trong mấy mươi năm chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc đầy gian nan máu lửa mà oanh liệt hào hùng. Chính nỗi đau thương mất mát trong đấu tranh và niềm tự hào về thành tựu chiến thắng vẻ vang đã tạo nên nguồn cảm hứng cho Lãnh tụ và văn nghệ sĩ. Những tác phẩm : Cánh rừng Việt Bắc (Hồ Chí Minh), Việt Bắc (Tố Hữu), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Cô gái Hưng Yên đi mở mang Tây Bắc (Huy Cận), Truyện Tây Bắc (Tô Hoài),…và họa phẩm của Tô Ngọc Vân, được khơi dòng sáng tạo từ vùng đất lịch sử nơi đỉnh đầu tổ quốc. Hùng vĩ ngự trị cả một vùng sông núi hiểm trở bao la phía Bắc Hà Nội, Việt Bắc nằm liền kề hữu cơ sáu tỉnh : Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Nơi đây còn hằn in rõ nét dấu ấn lịch sử chói lọi của nhiều chiến công lừng lẫy trong thời kỳ kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp của quân dân ta. Việt Bắc được gọi là Thủ đô kháng chiến, hay Thủ đô gió ngàn, nơi trú đóng đầu não của chính phủ cách mạng Việt Minh trước cuộc khởi nghĩa năm 1945 trong thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp. Trong giai đoạn lịch sử đặc biệt, Bác Hồ và các cơ quan Chính phủ tại Việt Bắc đã chỉ đạo bước đi của cách mạng. Trong những tháng năm ở Việt Bắc, Bác luôn giữ bí mật để bảo toàn lực lượng. Luôn di chuyển các cơ để kẻ thù không thể chủ động đánh được ta. Ngay cả tên những Thư ký của Bác cũng gọi một cách bí mật. Tám Thư ký của Bác được đặt tên một cách ý nghĩa như một phương châm chiến đấu là: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi. Ở đây, Bác có bài thơ được coi là quan điểm để Bác hành động: “Trên có núi, dưới có sông/ Có đất ta trồng có bãi ta chơi/ Gần đường tới Trung ương/ Tiện đường sang Bộ, Tổng / Nhà kín mái thoáng mát/ Gần dân không gần đường”. Câu sau cùng là cả một triết lý: ‘Gần dân chính là sức mạnh của cách mạng’. Không gần đường để tránh sự lùng sục của địch. Nơi đây, Bác phong Đại tướng cho đồng 1chí Võ Nguyên Giáp (mới 37 tuổi), đồng thời cùng Trung ương quyết định tấn công Điện Biên Phủ 1954. Ta nhớ lại người chiến sĩ trẻ mới 20 tuổi Hoàng Đăng Vinh cùng 5 người khác vào bắt tướng De Castries đầu hàng tại Điện Biên Phủ…Trước đó,Việt Bắc cũng là nơi ghi dấu sự kiện Bác Hồ tiễn cụ Bùi Bằng Đoàn đang giữ chức Trưởng ban Thanh tra Đặc biệt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trưởng ban Thường trực Quốc hội Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về xuôi để dưỡng bệnh mà Bác không cho cụ từ chức, sau đó có tặng cụ bài thơ tứ tuyệt: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu/ Phê văn, hoa núi ghé nghiên soi/ Tin vui thắng trận dồn chân ngựa/ Nhớ cụ, thơ xuân tặng một bài”. Bài thơ cô đọng chỉ trong 4 câu mà nói lên được cả tâm hồn lớn của Bác với người bạn đồng chí và tinh thần lạc quan cách mạng của nhà lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc. Việt Bắc cũng là nơi hội Văn hóa cứu quốc, các văn nghệ sĩ, những trí thức lớn đi theo cách mạng đã quây quần xung quanh Bác. Cảm động nhất là phiên họp Chính phủ, Quốc hội, cũng có dinh Chủ tịch, dù chỉ là túp lều được làm bằng tre và nứa. Cũng họp Hội đồng Chính phủ Quốc hội, vừa họp vừa nhóm lửa, nướng khoai, sắn để ăn; uống nước chè tươi từ núi rừng Việt Bắc : “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay/ Vượn hót chim kêu suốt cả ngày/ Khách đến thì mời ngô nếp nướng/ Săn về thường chén thịt rừng quay/ Non xanh nước biếc tha hồ dạo/ Rượu ngọt chè tươi mặc sức say/ Kháng chiến thành công ta trở lại/ Trăng xưa hạc cũ với xuân này” (Cảnh rừng Việt Bắc). Bên cạnh nhà thơ - chủ tịch Hồ Chí Minh, những văn nghệ sĩ cách mạng cũng lấy Việt Bắc làm nguồn cảm hứng để sáng tác. Tố Hữu, ngọn cờ đầu của thi ca kháng chiến suốt cả hai mùa đấu tranh chống Pháp và Mỹ đã để lại cho kho tàng văn học nước nhà nhiều tác phẩm bất hủ viết về Việt Bắc. Trường ca Việt Bắc viết theo thể thơ lục bát truyền thống, là những giai điệu xuất sắc mang hơi hướng thơ ca dân gian qua lời tiễn đưa của kẻ ở lại núi rừng và cán bộ, chiến sĩ rời chiến khu về thủ đô: -‘Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng/ Mình về mình có nhớ không/ Nhìn cây nhớ núi, nhìn sống nhớ nguồn’//- ‘Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người’làm tái hiện lại những kỷ niệm cách mạng đầm ấm và cuộc sống kháng chiến gian khổ mà vui vầy. Tác giả đồng thời cũng gợi lên viễn cảnh sáng tươi của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng và Bác Hồ với dân tộc : ‘Lòng ta ơn Đảng đời đời/ Ngược xuôi đôi mặt một lời song song’. Xúc cảm về Việt Bắc cũng là nỗi nhớ của người dân địa phương về Bác Hồ: ‘ Nhớ ông Cụ mắt sáng ngờ/ Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường/ Nhớ người những sánh tinh sương/ Ung 2dung yên ngựa trên đường suối reo/ Nhớ chân người bước lên đèo/ Nười đi rừng núi trông theo bóng người’. Cảm xúc lớn từ rừng núi Chiến khu Việt Bắc trước tiên hẵn đã bắt nguồn từ chiến thắng Thu-Đông (7/10/1947 – 22/10/1947) được kể lại qua câu giữa chuyện thắm thiết tình đồng chí yêu thương giữa anh bộ đội và người cán bộ : ‘Anh là vệ quốc quân/ Tôi là người cán bộ/ Hai đứa mỏi nhừ chân/ Nghỉ ngơi ngồi một chỗ//Giọt giọt mồ hôi rơi/ Trên má anh vàng nghệ/ Anh vệ quân quân ơi/ Sao mà yêu anh thế’ (Cá nước), là tiếng hát lạc quan trong gian khổ : ‘Rét Thái Nguyên, rét về Yên Thế/ Gió qua rừng đèo Khế gió sang/ Em là con gái Bắc Giang/ Rét thì mặc rét, việc làng em lo…’ (Phá đường). Cảm xúc nồng ấm từ Việt Bắc là giọng hò kéo pháo (Voi), là nỗi lòng của bà mẹ đau đáu nhớ con đi đánh giặc cũng như anh bộ đội nhớ mẹ ở làng quê (Bầm ơi, Bà ủ),là âm vang rầm rập những bước chân của người chiến sĩ lên Tây Bắc trong tư thế chàng dũng sĩ Hercules *: ‘Núi không đè nổi vai vươn tới/ Là ngụy trang reo với gió đèo (Lên Tây Bắc). Đó cũng là cảm xúc tỏa ra nguồn ‘Sáng tháng Năm’ từ căn nhà đơn sơ của Bác, là niềm hân hoan và tự hào trước chiến công lẫy lừng Điện Biên Phủ (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên), là niềm vui chiến thắng và hòa bình cùng nhịp sống rộn rịp của cả nước (Ta đi tới). Và củng từ chiến khu kháng chiến này, cảm xúc ngập tràn về nỗi nhớ nhung và lời hẹn ước trước khi người cán bộ và chiến sĩ giã từ thủ đô gió ngàn Việt Bắc. Đoạn thơ hay nhất trong trường ca bất hủ kết tinh từ cảm xúc nồng nàn của Tố Hữu là đoạn thơ tác giả vẽ lên bức tranh Tứ bình về cảnh núi rừng Việt Bắc, đẹp hài hòa giữa thiên nhiên diễm lệ và con người tràn đầy sức sống trong cả bốn mùa. Giữa bức tranh có hơi thở nồng ấm của con người Việt Bắc đang hoạt động trong kháng chiến: ‘Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng’, câu thơ hay nhất của đoạn thơ (strophe) được ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đánh giá là tuyệt bút vì mang màu sắc Việt Bắc. Trong những ngày xuân, nghệ sĩ nhớ: ‘ mơ nở trắng rừng’ cũng là nỗi bồi hồi ‘nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang’, câu thơ gợi lên đức cần mẫn, chịu khó của con người cần cù tài hoa đáng nhớ như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng ca ngợi: “Tay người như có phép tiên/ Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”. Cũng từ cảm xúc thi ca nơi suối nguồn Việt Bắc, câu thơ hay khác :’Nhớ cô em gái hái măng một mình’ của nhà thơ đã nói lên hình ảnh cô gái Việt Bắc trẻ trung, xinh đẹp đi hái măng một mình giữa rừng mà như chẳng cô đơn vì con người ấy đang làm chủ thiên nhiên và cuộc đời. Câu kết của đoạn thơ nói lên vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Bắc :”Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” đã thể hiện hoài niệm trong sáng dào dạt tính nhân văn của tác giả, thật thấm đẫm tình người. 3 Thủ đô kháng chiến Việt Bắc còn gây nguồn cảm xúc cho họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954) sáng tác nhiều bài thơ bằng màu sắc về Hồ Chủ tịch, về bộ đội và nhà văn Tô Hoài (1920-2014) viết ‘Truyện Tây Bắc’ kể chuyện tình gian nan mà trong sáng giữa cô gái đẹp Mỵ và chàng trai A Phủ cùng là người H’Mông tại Hồng Ngài. Hầu hết những tác phẩm văn học viết về chủ đề Việt Bắc của các nhà thơ Huy Cận (1919-2005) với : Cô gái Hưng Yên đi mở mang Tây Bắc, Chế Lan Viên (1920-1989) với Tiếng hát con tàu cũng lấy cảm hứng từ chiến khu Việt Bắc lịch sử đã có những vần thơ hay, khỏe khoắn về đề tài xây dựng đất nước khi hòa bình được thiết lập trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa đều được đưa vào chương trình văn học các lớp phổ thông. Những chiến tích lịch sử Thu Đông, trận sông Lô, Phố Ràng, Bông Lau, trận Chợ Đồn, Chợ Rã, đèo Bông Lau …. cũng được nhắc đến trong bài học lịch sử, văn học nước nhà. Ngày nay, giữa không gian lồng lộng sáng tươi của một đất nước thanh bình thịnh vượng, mỗi khi có dịp nhắc đến Việt Bắc, ta không tránh khỏi cảm thấy bồi hồi hoài niệm, trong lòng lâng lâng tràn ngập một niềm tự hào về thủ đô kháng chiến, một thủ đô gió ngàn hùng vĩ, liệt oanh còn rạng rỡ hình ảnh vĩ đại cao quý của Hồ Chủ tịch, cùng các tướng lĩnh, của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và nghệ sĩ yêu nước trong thời đấu tranh chống Pháp. Cùng với nhân dân, bằng cảm xúc nồng cháy tự trái tim mình, nghệ sĩ - nhà thơ nhà văn đã đan kết với chiến khu lịch sử Việt Bắc năm xưa với một ân tình chung thủy gắn bó keo sơn - Tình Việt Bắc. ……. 04. 2020 Kiều Thanh *Hercules: Anh hùng có sức mạnh vạn năng trong thần thoại Ma Lã
Xem admin 13/01/2020 2
TÌNH YÊU Ở LẠI * Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942-1988) là nữ thi sĩ nổi tiếng hàng đầu trong số ít nhà thơ nữ thời chống Mỹ cứu nước. Bên cạnh các bài thơ tiêu biểu như : Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu (cả 2 bài đều do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc),…bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được đưa vào sách giáo khoa chương trình văn học bậc Phổ thông trung học bắt đầu từ giai đoạn đổi mới (1986) của đất nước. Trong số trên 10 tập thơ và 6 tập truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, tiêu biểu là : + Tập thơ : Tơ tằm - Chồi biếc (in chung với Cẩm Lai - 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984), Sân ga chiều em đi (1984), Hoa cỏ may (1989)… + Tập truyện : Mùa xuân trên những cánh đồng (1981), Bến tàu trong thành phố (1984), Truyện Lưu Nguyễn (1985),… Nhà thơ Xuân Quỳnh được Nhà nước phong tặng giải thưởng về Văn học nghệ thuật (2001) và giải thưởng Hồ Chí Minh (2017) và tên của bà - cả tên nhà thơ, nhà viết kịch chồng bà Lưu Quang Vũ (1948-1988) - đang được đề nghị đặt cho tên đường ở Hà Nội. Từ nửa thập niên 1960 của thế kỷ trước, nhà thơ tiền chiến Đinh Hùng (1920 -1967) phụ trách chương trình thi văn của ban Tao Đàn đài Phát thanh Sài Gòn có làm thử một thống kê về số nhà thơ nữ của các nước trên thế giới. Tác giả “Đường vào tình sử” (1) đã cho chúng ta biết một điều khá thú vị là nước Việt Nam, dù nhỏ nhưng có nhiều nữ thi sĩ nhất so với nhiều nước khác như Trung Quốc, Pháp, Anh.... Trong thời đấu tranh chống đế quốc Mỹ (1954-1975), với quan niệm : “văn hóa văn nghệ là một mặt trận” chủ trương đem tiếng hát át tiếng bom, nhiều văn nghệ sĩ trong đó có nhiều nữ nghệ sĩ cũng hoạt động không khác như chiến sĩ : Phan Thị Thanh Nhàn, Song Hảo, Lâm Thị Mỹ Dạ … trong đó nổi trội lên một nghệ sĩ múa xinh đẹp mà về sau là nữ nhà thơ đỉnh cao Xuân Quỳnh. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh tại làng La Khê, xã Văn Khê, tỉnh Hà Tây. Xuất thân từ một gia đình công chức, mẹ mất sớm, cha thường đi công tác xa nhà, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ bé cho đến lúc trưởng thành. Yêu thích văn nghệ, mới 13 tuổi Xuân Quỳnh xin vào đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa, nhiều lần được đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội Thanh niên Sinh viên Thế giới tại Viena, Áo (1959). Sau hai năm 1(1962-1964) học Trường Bồi dưỡng những người Viết văn Trẻ (khóa I) của Hội Nhà Văn Việt Nam, Xuân Quỳnh về làm việc tại báo Văn nghệ và báo Phụ nữ Việt Nam. Là hội viên (1967) rồi ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, sau đó làm Biên tập viên cho nhà xuất bản Tác phẩm Mới. Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu với nhạc công violon Lưu Quang Tuấn có một con trai Lưu Tuấn Anh. Sau khi ly dị, bà kết hôn lần hai (1973) với nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ kém bà 6 tuổi và có một con trai Lưu Quỳnh Thơ (tên ở nhà là Mí). Lưu Quang Vũ cũng đã kết hôn (1972) với người vợ trước là nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên, có một con trai là Lưu Minh Vũ sau này làm phóng viên. Dù cuộc đời tình ái của Xuân Quỳnh và chồng có éo le uẩn khúc, nhưng ta thấy con trai riêng Lưu Minh Vũ của người vợ trước NSƯT Tố Uyên của Lưu Quang Vũ và Tố Uyên, vẫn cư xử tốt đẹp cả trong ngày mất của ba người trong gia đình nghệ sĩ. Dẫu có viết truyện, sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh vẫn coi như được hình thành chủ yếu trên thi ca là phần quan trọng nhất với thế mạnh vượt trội nhà thơ là thơ tình cũng như Xuân Diệu (1916-1985) hay nhà thơ Pháp Guillaume Apollinaire (1880-1918). Chân dung nghệ thuật Xuân Quỳnh rất dễ nhận ra qua tài năng và phong cách thể hiện ở một số bài thơ hay nhất của tác giả như “Thơ tình cuối mùa thu”, “Thuyền và biển” đã được nhạc sĩ nổi tiếng Phan Huỳnh Điểu (1924-2015) phổ thành ca khúc, rồi “Mùa hoa doi”... nhưng có lẽ tiêu biểu hơn cả là bài thơ “Sóng” đỉnh cao đã được đưa vào chương trình giáo khoa trung học và nhiều người yêu thơ thuộc lòng. Tự muôn đời, ở bất cứ không gian nào, tình yêu vẫn là một thực thể siêu hình mang tính nhân văn của con người trong bất cứ tình huống nào. Thử nghĩ không có tình yêu trên cõi nhân gian này, ta thấy rõ con người sẽ sống vô nghĩa như thực vật. Những nghệ sĩ lớn trong thiên hạ từ thời cổ đại đến hôm nay đều coi biểu tượng của tình yêu đôi lứa mãi mãi là một chủ đề xúc tác mạnh đến việc sáng tác : Botticelli (1445-1510), Renoir (1841-1919), Goethe (1710-1782), Nguyễn Bính (1918-1966)… Xuân Quỳnh một nghệ sĩ đích thực, một nhà thơ chân chính cũng là trường hợp tương đồng. Chí lý như tư tưởng của triết gia Anh Herbert Spencer (1820-1903) hàm ý nói : Chính tình cảm đã dẫn đạo con người, thân thế và sự nghiệp văn chương của Xuân Quỳnh là những chiếc lăng kính đã minh họa sát sao tình cảm cực kỳ lãng mạn thể hiện trong suốt cuộc đời của nhà thơ. Bài thơ xuất sắc nhất “Sóng” của Xuân Quỳnh trước tiên đã vẽ lên đầy đủ và tỏ rõ những ngõ ngách và sắc màu của tâm hồn thi sĩ lãng mạn (lãng mạn - romantic - có nghĩa là sự tuôn trào tràn ngập của sóng để nói lên tình cảm phong phú vô bờ của con người chứ không có ý nghĩa xấu) - niềm khát khao sống và được yêu 2thương. Tâm lý tình cảm của con người là một trạng thái tinh thần lạ kỳ và phức tạp, mãi biến hóa, thay đổi khôn lường : Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ…(Sóng) hay Cũng có khi vô cớ / Biển ào ạt xô thuyền (Thuyền và biển). Hai đối cực của một thực thể mang tính cách tương phản là hình ảnh ngọn sóng được nhà thơ vừa thể hiện ồn ào quyết liệt vừa dịu êm tĩnh lặng một cách trung thực cách cho bản thể tình yêu. Sử dụng sở trương thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn) ở các bài thơ nổi tiếng, với nhiều loại khác nhau : vần gián cách vần liền hoặc vần ôm, và bằng tu từ nhân hóa, ẩn dụ (sóng, biển và thuyền) với mỹ từ điệp ngữ, nhà thơ tiếp tục nói về phẩm chất đa chiều và phức tạp của tình yêu. Đó là bao nhiêu nỗi thắc mắc băn khoăn đa đoan nhiêu khi đi đến chỗ vu vơ : Em nghĩ về biển lớn/ Tư nơi nào sóng lên …// Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau…(Sóng). Với nhà thơ, hỏi là để sau đó trả lời cho tính cách biến động của tình yêu : (Vì tình yêu muông thuở/ Có bao giờ đứng yên)… (Thuyền và biển). Nhà thơ muốn chứng tỏ rải nghiệm hơn, chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ sự tình : Chỉ có thuyền mới hiểt/ Biển mênh mông dường nào/Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu về đâu (Thuyền và biển). Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu (trong bài thơ “Biển”) cũng có những vần thơ tuyệt vời, khá gần gũi với Xuân Quỳnh để diễn tả những nụ hôn tự nguyện dồn dập, cháy nồng của sóng: Anh xin sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ thật êm/ Hôn êm đềm mãi mãi (Biển). Cả hai nhà thơ tình tài hoa cùng một bút pháp ẩn dụ, nhân hóa cho ta thấy hình tượng sóng theo từng cung bậc, để nói lên tâm trạng sâu kín và tình cảm nồng nàn của kẻ yêu nhau, đang thầm ước mong cùng hướng tới một ngày mai hạnh phúc bên nhau. Với Xuân Quỳnh, trong yêu thương có thắc mắc vu vơ và nghĩ suy trăn trở nhưng nhớ thương và chung thủy luôn là đức tính cao đẹp: Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?/ Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau// … Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được…. Dẫu ngược xuôi cách trở với bao nhiêu bão giông, thác lũ người con gái có ngày được yên bình và thể hiện tình yêu như một đức tính về nguồn : Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh - một phương…//Tình ta như hàng cây/ Đã bao mùa gió bão/ Tình ta như dòng sông/ Đã yên ngày thác lũ… Ở thơ Xuân Quỳnh, ta đã bắt gặp lắm lần tác giả sử dụng tu từ ẩn dụ bằng hình tượng sóng, bão, gió, thuyền, biển sau đó tiếp tục lập đi lập lại các từ trên bằng biện pháp điệp tự để nhấn mạnh điểm xuyết thêm chân dung tình yêu. Tình yêu mãnh liệt con người được nhân hóa thành hình ảnh con sóng khát khao tới bờ để ve vuốt, vỗ về mãi mãi ngàn năm như nhà thơ Xuân Diệu đã phơi bày cảm xúc : “Như hôn mãi ngàn năm không thỏa/ Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi !” . Trong thơ Xuân Quỳnh, sóng vừa tượng trưng cho tình cảm yêu thương nồng cháy cũng vừa mang biểu tượng của người con gái ước ao đến với bến bờ tình yêu hạnh phúc. Tình 3yêu của người con gái trong mối tình đầu trong sáng, mãnh liệt và nồng nàn vô hạn. Nhà thơ muốn ví von nói hộ cho cô gái sóng giữa đại dương tuy mênh mông tuy xa vời cách trở vẫn vượt qua mọi gian nan nguy hiểm để tới bờ , đi tới một tình yêu đẹp chung thủy vĩnh hằng : Ở ngoài kia đại dương/ Trăm ngàn con sóng đó/ Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở …”(Sóng)// Sóng ven hồ cứ vỗ/ Xanh một màu cây che (Mùa hoa doi). Bình tâm nhìn lại, những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh đều được sáng tác trong những năm đấu tranh chống Mỹ khốc liệt, đất nước ta còn bom đạn ngút trời. Học sinh Nam bộ rời bỏ trường học, gia đình ra tiền tuyến thư hùng sống chết với kẻ thù chung của dân tộc “Chỉ một mũi chông trừ giặc Mỹ/ Hơn nghìn trang giấy luận văn chương” (Tố Hữu). Trai làng miền Bắc cũng xếp bút nghiên lên đường, hăm hỡ ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” hăng hái để chia lửa với đồng bào Nam bộ. Những “cuộc chia ly màu đỏ” (bài thơ của Nguyễn Mỹ) liên tục diễn ra nơi các sân đình, bến nước, bờ suối, sân ga…Bao chàng trai dũng cảm mang theo hương thầm tình yêu (bài thơ của Phan Thị Thanh Nhàn) ra tuyến lửa. Giờ đây, ta hãy đặt thơ Xuân Quỳnh vào hoàn cảnh lịch sử hào hùng những năm kháng chiến chống Mỹ sục sôi ấy mới cảm nhận được hết vẻ đẹp nghệ thuật và nhân văn của thơ Xuân Quỳnh. Trong không gian lớn của tình yêu đất nước thiêng liêng cũng tồn tại và đáng trân trọng một tình yêu đôi lứa vĩnh hằng thật cao đẹp “Chỉ còn anh và em/ Cùng tình yêu ở lại” 10.01.2020 N. T
Xem admin 10/01/2020 2
Xem admin 10/01/2020 2
WORDSWORTH- TIẾNG THƠ MIỀN CỎ HOA SÔNG NƯỚC * “ I wandered lonely as a cloud”William Wordsworth (1770-1850) là nhà thơ trữ tình hàng đầu của văn học Anh. Ông được coi là người thơ khởi xướng cho phong trào lãng mạn trong nền văn học xứ sương mù từ cuối nửa sau thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19 và được xếp ngồi cùng chiếu trên với các thi hào W. Shakespeare (1564-1616), John Milton (1608-1674). Sự nghiệp văn chương của W. Wodsworth gồm những thi phẩm thể hiện lòng yêu thiên nhiên dào dạt, tình cảm lạc quan về cuộc sống và tình yêu nhân loại nồng nàn. Tác phẩm tiêu biểu của Wordsworth là: Lyrical Ballads ( Thơ trữ tình) - hai tập (1798 và 1800), với sự hợp tác của nhà thơ đồng điệu Samuel Taylor Coleridge (1772-1834); Poems (Thơ) - hai tập (1807); The Excursion (Cuộc dạo chơi- 1814), The Prelude (Khúc nhạc dạo- 1850)…nổi tiếng nhất là bài thơ “The daffodils” (hoa Thuỷ tiên), tổng cộng hơn nửa nghìn bài. W. Wordsworth được trao tặng bằng: Tiến sĩ danh dự (An Honorary Doctorate) của trường Đại học Durham và Tiến sĩ danh dự của trường Oxford và trở thành thi bá của nước Anh (Poet Laureate - 1843), vinh dự được vào hoàng gia Anh làm thơ trong những dịp có nghi lễ nhà nước. Vào cuối thề kỷ 18, thị hiếu thưởng ngoạn văn chương nghệ thuật của phương Tây bắt đầu chuyển từ phong cách Cổ điển (Classicism) khô khan thiên về lý trí sang Tân cổ điển (Neo-classicism) có sự tỏa sáng của văn học lãng mạn (Romanticism) phóng khoáng hơn. Khuynh hướng mới này đề cao tình cảm, trí tưởng tượng và tính chủ quan của con người, tiệm cận dần đến tự do của cái tôi chủ thể sáng tạo và sự ca ngợi thiên nhiên trong tác phẩm của họ. Hai kiện tướng tiền phong đại diện cho trào lưu lãng mạn là nhà văn Pháp Jean Jacques Rousseau (1712-1778) và thi hào Đức Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832). Tại vương quốc Anh, William Wordsworth cùng người bạn thơ đồng điệu Samel Taylor Coleridge cũng phả hồn thơ mình vào luồng gió mới văn học này bằng những tác phẩm điển hình nổi tiếng. William Wordsworth sinh ra tại Cockermouth, Cumberland (Anh quốc) trong một gia đình quý tộc. Thân phụ Wordsworth- ông John là người đại diện luật pháp (Attorney) cho hầu tước James Lowther miền Lonsdale, nên thường phải đi công tác xa. 1Mẹ của Wordsworth ở nhà dạy vỡ lòng cho con trai rồi gởi đến các trường Tiểu học Cockermouth, Penrith là nơi dành cho những trẻ em các gia đình quý phái. Chính tại Penrith, Wordsworth đã gặp cô Mary sau này trở thành vợ của nhà thơ. Khi mẹ mất, cậu bé được cha gởi theo học trường Trung học Hawshead tại Lancashire (nay là Cumbria). Say mê thi ca, ngay từ thuở bé, Wordworth vừa đi học vừa tập tành làm thơ. Đến năm 1787, bài “sonnet” (thơ - 14 câu) đăng trên tờ The European magazine (Tạp chí Châu Âu) tạo nên dấu ấn đầu tiên trong cuộc đời thơ của Wordsworth. Sau khi học Đại học Cambridge và đỗ bằng Cử nhân (Bachelor) năm 1790, Wordsworth đi du lịch Châu Âu, thăm núi Alpes hùng vĩ rồi tới nước Pháp, Thụy Sĩ và Ý. Tại Pháp, chàng yêu Annette Vallon và cô gái đã sinh cho Wordsworth một bé gái tên Caroline nhưng sau đó một mình chàng trở lại nước Anh. Thời gian sau đó, do cuộc tranh chấp giữa hai nước Anh-Pháp, chàng không liên lạc được với Annette và con gái Caroline. Sau khi xuất bản hai tập thơ An evening walk (Cuộc đi dạo buổi chiều) và Descriptive Sketches (Phác họa) vào năm 1793, hai năm sau, Wordsworth nhận được 900 bảng Anh tiền thừa kế nên nhà thơ có điều kiện để yên tâm theo đuổi nghiệp thơ. Cũng trong năm này, Wordsworth gặp Samuel Taylor Coleridge và trở thành đôi bạn thơ cùng cho xuất bản thi tập Lyrical Ballads ( Thơ trữ tình - 1798), tác phẩm ghi dấu mốc quan trọng trong trào lưu văn học lãng mạn Anh. Tính lãng tử, thích giang hồ đây đó để sáng tác chẳng khác nào Nguyễn Tuân (1910-1987), Nguyễn Bính (1918-1966), Quang Dũng (1921-1988),… sau này ở nước ta, Wordsworth lại ngao du sang Đức (1798) cùng Coleridge. Nơi miền đất lạ, chàng viết nhiều bài thơ xuất sắc thể hiện tấm lòng thiên nhiên tha thiết : The Prelude (Thơ mở đề), The Lucy poems (Những vần thơ Lucy). Sang năm sau, nhà thơ cùng em gái Dorothy trở lại quê nhà, thăm gia đình Mary rồi cư trú trong Khu vực Hồ nước (the Lake District). Nơi đây, Wordsworth , Coleridge cùng người bạn mới Robert Southey, tạo nên bộ tam sên : The Lake Poets (Những Nhà thơ Hồ nước). Thời điểm này, thơ chàng có hơi nhuốm màu sắc bi quan khi nói đến nỗi đau truyền kiếp của con người như: sự chết, sự chịu đựng trong gian khổ, cảnh chia xa và nỗi buồn. Năm 1802, khi tình hình chính trị giữa Pháp-Anh dịu bớt căng thẳng, Wordsworth trở qua Pháp thăm lại cố nhân Annette và con gái Caroline. Cũng trong năm này, sau khi nhận được 4.000 bảng Anh từ tiền nợ cũ trả lại cho gia đình, nhà thơ chính thức cưới Mary và ở với nàng được 5 người con. Từ năm 1807, Wordsworth lần lượt cho xuất bản các tập thơ : Thơ ca ngợi: Những thân tình của sự bất tử (Ode: Intimations of Immortality) và Cuộc dạo chơi (The Excursion). 2Wordsworth quan niệm rằng thi ca mô tả đời sống hằng ngày, nên sáng tác bằng ngôn ngữ bình thường để nhiều người có thể cảm nhận được và thi ca là kết tinh của xúc cảm hồi tưởng từ trong tĩnh lặng. Tư tưởng này khiến ta nhớ lại câu nói nổi tiếng của thi hào cùng thời người Đức J. W. Goethe: “Tài hoa thành tựu trong cô đơn và tĩnh lặng”. Hành trình thâm nhập vào thế giới thơ của William Wordsworth, người đọc có thể nhận ra những nét chủ đạo nổi bật trong tư tưởng và nghệ thuật nhà thơ. Dù có viết một vở kịch duy nhất “The Borderers” (Dân Biên giới), trong lịch sử văn học Anh, Wordsworth vẫn là chân dung vĩ đại của một nhà thơ có tài mà tác phẩm đã được đưa vào từ chương trình giáo dục bản địa tới cả các Đại học các nước khác trên thế giới có học phần Ngôn ngữ và Văn hóa Anh. Trong nhiều năm trách nhiệm hướng dẫn Thực tập Biên dịch Ngoại ngữ cho sinh viên học tiếng Anh năm áp cuối tại Đại học Cần Thơ, tôi đều không quên cho các em thực tập dịch thuật phần văn học nước ngoài là những tác phẩm : thơ, truyện, kịch tiêu biểu, nổi tiếng của nền văn học Anh. Tôi cảm thấy rất thú vị vì công tác này đã khiến tôi thêm tin tưởng khi suốt đời đứng lớp dạy Văn và ngày ngày có thói quen không quên cầm bút hoặc không rời bàn phím laptop để hình thành tác phẩm. Tổng thể tác phẩm của William Wordsworth tập trung nhất ở thi ca đều nội dung trong sáng, lành mạnh, nghệ thuật điêu luyện, hài hòa ở thi pháp từ ngữ, vần điệu của nhà thơ là động cơ đầu tiên khiến tôi lưu ý nhiều với các bạn sinh viên. Nếu trong tập thơ : The Prelude (Thơ mở đề), tác giả muốn nói với ta “Tình yêu thiên nhiên dẫn đến tình yêu nhân loại” (the love of nature leads to the love of humanity) ; thì ở thi tập : Elegiac Stanzas suggested by a picture of Peele Castle (Những vần thơ u hoài từ một hình ảnh của lâu đài Peele) đã biểu lộ ra nỗi đau buồn sau khi em trai John của nhà thơ Wordsworth mãi mãi ra đi… vì bị đắm tàu. Nét đẹp trong tổng thể nội dung thi tứ và nghệ thuật bút pháp của Wordsworth hầu như nhất quán. Nhưng được nhắc đến nhiều và hoan nghênh nhất là các bài thơ: “The Daffodils ” (Hoa Thủy tiên), “Lines written in early spring” (Mấy vần thơ xuân), “My heart leaps up” (Xao xuyến)… của Wordsworth. Vốn tâm hồn phóng khoáng nhạy cảm như bao thi sĩ khác, Wordsworth trước hết muốn nói lên tình cảm trìu mến, quyến luyến yêu thương thiên nhiên ngay từ khi còn trong tuổi ấu thơ : Mới hiện cầu vồng trên đỉnh cao/ Mà lòng nghe dậy nỗi xôn xao/ Giờ đây tôi đã ra khôn lớn/ Lòng vẫn như khi tóc chỏm đào (My heart leaps up when I behold/ A rainbow in the sky/ So was it when my life began/ So is it now I am a man/ So be it when I shall grow old)…// Và tôi mong năm tháng trong đời/ Quyến luyến 3cùng thiên nhiên máu thịt. (And could wish my days to be/ Bound each to each by natural piety - My heart leaps up). Lòng yêu cỏ hoa non nước trong thiên nhiên còn man mác tỏa rộng và đượcthể hiện chi li bằng cảm xúc tinh tế và bút pháp tài hoa của tác giả ở bài thơ Hoa thủy tiên (The daffodils) . Lang thang một mình trên bước đường lãng tử, nhà thơ vô tình bắt gặp những đóa hoa xinh mà như tình cờ được hội ngộ và tâm sự với giai nhân. Nhà thơ mô tả sắc hoa đẹp bên hồ nước bằng tất cả nỗi xao xuyến của con tim và sự rung động đích thực của một tâm hồn thi sĩ. Bức tranh Hoa thủy tiên minh họa bằng ngòi bút tài hoa của tác giả cũng đồng thời là chiếc lăng kính phản ánh trung thực được chân dung hồn cốt của nhà thơ: “Cô đơn như áng mây trôi/ Lang thang nghìn dặm núi đồi lãng du/ Vô tình bỗng gặp bên hồ/ Thủy tiên vàng đẹp thẩn thơ hồn ngây!/ Bên hồ nước, dưới tàn cây/ Tung tăng vẫy gọi heo may đón chào/ Miên trường tựa những ánh sao/ Ngân Hà lấp lánh dễ nao lòng người/ Hoa xinh diễm lệ màu tươi/ Ấp ôm môi biển rạng ngời trời xa/ Thoáng nhìn rực rỡ trăm hoa/ Lung linh vũ điệu phong ba nhịp nhàng/ Hương hoa ngát ý giao hoan/ Cõi thơ khôn cản thi nhân vui vầy/ Bên ta giữa tiệc mê say/ Hồn thơ bay bổng ngất ngây nỗi niềm/ Với ta nằm nghỉ đòi phen/ Nghe trong im vắng nỗi thèm khát khao/ Hoa xinh rực rỡ muôn màu/ Trong cô đơn thấy lòng xao xuyến lòng/ Tim ta ấm một trời hồng/ Bước vui vũ khúc Nghê Thường với em” (Hoa Thủy tiên - N.T dịch thơ) (1). Với thể thơ alexandrin (thơ mới), kết hợp giữa từ ngữ chọn lọc với vần gián cách xen lẫn vần liền, tạo nên âm hưởng đậm chất thơ, Hoa Thủy tiên là bài thơ trong đó sắc bén là hai câu mở đầu tuyệt bút mà người yêu thơ nước Anh ai cũng thuộc lòng : Cô đơn như áng mây trôi/ Lang thang nghìn dặm núi đồi lãng du (I wandered lonely as a cloud/That floats on high over vales and hills). Bằng cảm nhận riêng, tôi có phần thích bài thơ ““Lines written in early spring” (Mấy vần thơ xuân) hơn. Bởi lẽ qua bài thơ này, ta thấy rõ được bên cạnh tình yêu thiên nhiên dạt dào của Wordsworth còn rực sáng lên lòng yêu con người cao đẹp và nỗi khát khao vô bờ để được sống: cuộc sống đời người vô cùng thanh cao và quý giá như một thiên đường, rất đáng sống với mọi người : “Làm gì hơn, ta mãi nghĩ băn khoăn/ Vì cuộc sống là thiên đàng bất tuyệt” (And I must think, do all I can/ That there was pleisure there….). Vẫn với vần gián cách,bài thơ 5 khổ (strophe) 20 câu đã cho ta những đoạn thơ, câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan và lòng yêu đời đáng quý : “Tai lắng đọng muôn cung đàn tiếng hát/ Ta một mình lững thững dưới tàn cây/ Tâm tư thoáng dậy niềm vui bát ngát/ Man mát tình sầu lệ cảm thương lây/ Cảnh diễm lệ thiên nhiên xe dây thắm/ Hồn nhân sinh giục giã ở trong ta/ Lòng lâng lâng bao ngó ý mượt mà/ Ai đã tạo ra con 4 người muôn vẻ/ Bên lùm rậm nụ tầm xuân vừa hé/ Bò lang thang hoang dại, nhánh lan rừng/ Và đây: Niềm tin - Lớp lớp hoa hồng/ Đang tận hưởng những luồng không khí mát/Chim chúc tụng quanh ta và múa hát/ Vạn lời hay muôn ý đẹp khôn lường/ Chút men tình cũng gợi nỗi vấn vương/ Và rung động như trùng dương hạnh phúc/ Mọng cành nẩy lộc xòe lan ngón quạt/ Đón gió lành dào dạt tự ngàn phương/ - Làm gì đây, ta mãi nghĩ băn khoăn/ Vì cuộc sống là thiên đàng bất tuyệt” (N.T dịch thơ). Tóm lại, trên vũ trụ thi ca Anh quốc với những ngôi sao chói sáng rực rỡ như Shakespeare, Milton, Lord Byron (1788-1824), Wordsworth xứng đáng là một trong những nhà thơ tiền phong tiêu biểu cho trào lưu văn học lãng mạn nước Anh. Thơ Wordsworth là tiếng hát ca ngợi lòng yêu thiên nhiên nồng thắm, lòng yêu người sâu lắng và tinh thần lạc quan, yêu thương gắn bó thiết tha với cuộc sống quý giá duy nhất của đời người. Thơ William Wordsworth đầy ắp tính nhân văn, khiến ta nhớ đến những vần thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên nồng ấm, trong thơ của Mạc Thiên Tích (1718-1780) trong Hà Tiên thập vịnh, Đoàn Văn Cừ (1913-2014) trong Thôn ca …và Anh Thơ (1921-2005) trong Bức tranh quê và gần đây là của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) trong Cảnh rừng Việt Bắc. Những áng thơ William Wordsworth và các nhà thơ trên đây là biều tượng cho tình yêu cây cỏ xinh tươi, non sông hoa gấm của nước nhà, để mọi người yêu thương thêm đất nước và không quên bổn phận thiêng liêng gìn giữ, đấu tranh bảo vệ quê hương. 5. 08. 2019 N. T(1) và (2) Xin các bạn đọc thêm hai bài thơ nguyên tác trên bằng tiếng Anh trong Love poems (Thơ tình) Translated by Nguyen Thanh Van hoa Van nghe Publishing House - 2013 HCM City 5
Xem admin 10/01/2020 2
Goethe (1749-1832) không chỉ là nhà thơ lỗi lạc, tiểu thuyết gia, kịch tác gia, họa sĩ, nhà khoa học, nhà chính trị… của nền văn hóa Đức. Goethe còn là vĩ nhân của nền văn chương thế giới. Tác phẩm Goethe khá phong phú và đa dạng nhưng tinh đọng nhất quán cảm xúc và tư duy trong sáng về tình yêu cuộc sống và sư phấn đấu vươn lên của con người. Lời thơ, ý tưởng trong tác phẩm của ông xinh đẹp như những sợi tơ, những hạt ngọc làm sáng lên phẩm chất con người. Tầm vóc lớn của thể hiện qua tác phẩm tiêu biểu nổi trội trong số hơn 100 tác phẩm của ông : + Tiểu thuyết: Die Leiden des jungen Werther (Nỗi đau khổ của chàng Werther), Wilhelm Meister Lehrjahre (Những năm học hành của Wilhem Meister); + Thi kịch: Faust (I và II); Sturm und Drang (Bảo táp và Xung kích); Elective Affinities; Truth and Fiction … + Các Tập thơ và một số danh ngôn. Dư luận văn học Đức và thế giới trân trọng Goethe như nhà thông thái đỉnh cao của dân tộc Đức, và của năm châu, vị trí đứng trên cả Einstein (1879-1955), nhà bác học lỗi lạc thế kỷ 20 - cha đẻ thuyết Tương đối (Relativity Theory). Không gian thời hội nhập ở Việt Nam ngày càng thông thoáng cởi mở dọn đường cho những người yêu thích hoạt động ngoại ngữ. Trong quá trình giảng dạy tiếng Đức tại trung tâm, và hướng dẫn biên dịch tiếng nước ngoài cho sinh viên Đại học Cần Thơ, tôi được bù đáp lại một cách thú vị. Sự làm việc cặm cụi để tìm hiểu thêm những tác phẩm văn học thế giới giúp tôi có cơ hội tiếp xúc với những tác giả tiêu biểu để làm quen với tinh hoa văn học nhân loại. Những tác giả lớn như Lý Bạch (701-762) của Trung Quốc, Victor Hugo (1802-1885) của Pháp, Shakespeare (1564-1616) của Anh, Leon Tolstoi (1828-1910) của Nga, Goethe cùa Đức, bên cạnh Nguyễn Trãi (1380-1442), Nguyễn Du (1766-1820), Hố Chí Minh (1890-1969) cũng được linh động xen vào chương trình nghiệp vụ hằng năm, tạo không khí thoải mái cho thế hệ trí thức trẻ đam mê văn học nước ngoài. Dù tiếng Đức được nhiều người coi là một ngôn ngữ không dễ học, tác phẩm văn học Đức hiếm người có cơ hội tiếp cận, thi hào Goethe vẫn là một khuôn mặt văn nghệ ấn tượng, không xa lạ với đọc giả yêu văn học trên khắp năm châu. Dường như Goethe hiện diện có vẻkhiêm tốn ở một góc khuất văn học do ngôn ngữ, nhưng thật sự tác giả Faust chói lọi như 1một tinh cầu, tỏa rạng ánh sáng rực rỡ trong vũ trụ mênh mông của thi ca xưa nay được công chúng yêu văn chương thế giới ngưỡng mộ. Goethe (1749-1832) – với tên đầy đủ là Johann Wolfgang von Goethe - là một cây cổ thụ của nền văn hóa nước Đức. Sinh ra tại Frankurt (cùng thời với Nguyễn Du và nhà thơ nổi tiếng Anh W. Wordsworth, 1770-1850) trong một gia đình trung lưu khá giả vào thời kỳ cuối chủ nghĩa cổ điển (classicism) và bắt đầu chủ nghĩa lãng mạn (romanticism) ở phương Tây, trong nghệ thuật, Goethe sớm nổi tiếng trong lĩnh vực tiểu thuyết, thi ca, kịch nghệ, hội họa, khoa học cả chính trị. Cha của Goethe, Johann Caspar là luật gia, làm tham nghị viên ở triều đình và mẹ, Catharina Elisabeth cũng là luật gia nên cả gia đình không phải quá lo lắng về kinh tế. Khi còn nhỏ chưa đến trường, Goethe được cha mời gia sư dạy trước tại nhà cho các môn học phổ thông và những ngôn ngữ La-tin, Hy Lạp, Anh và Pháp xen lẫn với học khiêu vũ, cưỡi ngựa, đấu kiếm và thỉnh thoảng cũng đi xem kịch. Đặc biệt, cậu bé Goethe mê hội họa và văn chương. Mười sáu tuổi, Goethe bắt đầu học Luật tại trường Đại học Leipzig (1765-1768) nhưng cậu trai tỏ ra thích thú nằm nhà đọc những tác phẩm văn học cổ điển hoặc cận đại nổi tiếng của thế giới và hay cầm bút cọ hí hoáy vẽ hơn là đến trường học. Văn chương lỗi lạc, tính khí lãng mạn đa tình, đến học ở Đại học Leipzig (1765-1768), Goethe đã sớm bị tiếng sét ái tình từ cô gái đẹp Kathchen Schönkopt nên sáng tác những vần thơ yêu đương tha thiết để ca ngợi giai nhân. Năm Goethe 18 tuổi, tập thơ đầu tiên Buch Annet ra đời (1767). Sau đó chàng chuyển đến học tại Strasbourg (1770-1771). Ở nơi nào Goethe cũng viết và thai nghén những tác phẩm mới. Sau thời gian bị bệnh nặng, Goethe trở lại thành phố quê hương Frankfurt vừa học Hội họa và văn học vừa học Luật. Đậu Tiến Sĩ, Goethe đi làm luật sư (1971-1975). Goethe bắt đầu yêu F. Brion, con gái một luật sư và tiếp xúc văn nghệ sĩ ở nhóm Bão táp và Xung kích. Tại thành phố quê hương Frankfurt, Goethe sáng tác mãnh liệt nhất. Kịch Götz von Berlichingen (Götz ở Berlichingen-1773), Die Leiden des jungen Werther (Nỗi khổ đau của chàng Werther) dù được viết ra khi còn trẻ nhưng Goethe đã tạo được tiếng vang rầm rộ trong dư luận văn học Đức và châu Âu. Một người phụ nữ khác cũng đi qua cuộc đời tình ái của Goethe : Nam tước phu nhân Charlotte von Stein với hơn hai nghìn cánh thư xanh gửi qua lại mười ba năm trong một cuộc tình buồn giữa Charlotte và nhà thơ. Khi hoạt động sôi nổi tại Weimar, Goethe lúc làm giáo sư Đại học, Ủy viên Hội đồng chính phủ, lúc làm Bộ trưởng tài chánh, Bộ trưởng chiến tranh, ông vẫn viết thêm nhiều thể loại trên các lĩnh vực khác : anh hùng ca, kịch thơ, khoa học, thi ca, hội họa… Ngoài bạn thân là kịch tác gia nổi tiếng Friedrich Schiller ((1759-1805), nhà thơ Goethe còn giao thiệp rộng khắp châu Âu với nhiều tầng lớp xã hội : vua Napoleon (1769-1821); triết gia : Hegel (1770-1831), 2Kant (11724-1804)…và văn nghệ sĩ: Holderlin (1770-1843), Beethoven (1770-1827) … trong thời đại văn học Bão táp và Xung kích (1770-1785) của nền văn học cổ điển Đức. Thế giới yêu đương - mảnh đất mầu mỡ phì nhiêu của Goethe cũng ngùn ngụt cháy bỏng với lắm cuộc tình, tiếp nối biến thiên không ngừng từ lúc nhà thơ bắt đầu hoạt động văn học nghệ thuật cho đến lúc cuối đời. Nội dung tiểu thuyết đầu tiên Nỗi khổ đau của chàng Werther của Goethe từng gây chấn động văn đàn nước Đức và châu Âu có nguồn gốc từ hiện thực tình ái nhà thơ và một người bạn. Vào một ngày bình thường giữa hai người bạn thân thiết, năm 1772, Kestner dẫn Goethe đến thăm nhà vị hôn thê của mình. Khốn khổ thay cho Goethe. Trời đất cắc cớ xui khiến làm chi cho danh sĩ hội ngộ với giai nhân trong hoàn cảnh trái ngang tai ác. Goethe trót yêu ngay Charlotte, vợ chưa cưới của bạn mình ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên ! Nhà thơ trẻ tài hoa đa tình cũng đã trộm nhìn được ở ánh mắt xanh của Charlotte những tia sóng tình dường đã xiêu xiêu với mình. Nhưng trớ trêu thay, ngón tay nàng đã trót đeo nhẫn cưới của hôn phu. Yêu thương chồng, kính trọng bạn chồng, Charlotte đành âm thầm để lắng dịu cơn sóng lòng cộng hưởng cùng hành động mạnh mẽ dứt khoát của nhà thơ đã quyết chôn sâu mối tình tuyệt vọng. Cùng năm, Goethe lại yêu cố gái mắt đen Maximilianni vợ một thương nhân giàu có trong vùng. Sang năm 1788, Goethe yêu Christiane Vulpius, và thành hôn với nàng năm 1806. Dù đã có gia đình, con thuyền yêu đương không bến của Goethe vẫn luôn kiếm tìm cặp bến mới. Năm1807, nhà thơ lại yêu Minna Hecxlip. Năm 1823, trong thời gian dưỡng bệnh tại Marinbet, Goethe lúc bấy giờ đã chín chắn ở tuổi 74 yêu nàng thơ Ulrike chỉ ở độ cuối tuổi teen. Với Goethe, một kẻ săn tình, dường như tình yêu là sự sống, là hơi thở, còn sống là còn yêu. Nhưng yêu với chàng dường như có nghĩa là để viết. Thi hào Goethe mất năm 1832, được vinh dự an nghỉ bên người bạn thân Shiller, tại nhà mộ thành phố Weimar, được coi là Athene của Đức (das Deutsch Athen) - nơi hội ngộ của những con người xuất chúng đã đi vào lịch sử nhân loại như : nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach (1685-1750), kịch tác gia Friedrich Schiller, Thomas Mann (1875-1955), nhà văn được giải Nobel văn học… và Goeth. Hành trình vào thế giới văn chương của Goethe, người ta thấy ông viết chủ đề, đa dạng theo nhiều thể loại. Nhưng Goethe được nhắc đến nhiều ở hai tác phẩm : Faust (I và II), Những khổ đau của chàng Werter cùng một số bài thơ hay tiêu biểu của ông. Nhưng thơ là thể loại làm cho ông nổi tiếng nhất trên văn đàn quốc tế: Những khổ đau của chàng Werther. Tác phẩm này viết theo dạng tiểu thuyết thư tín (epistolary novel/ roman épistolaire) được dựa vào hiện thực cuộc đời người bạn Giêrusalem 3của nhà thơ và của chính Goethe. Sau vở kịch Gotz von Berlichingen (1771) , tiểu thuyết ra đời vào năm 1774 và được tái bản ngay vào ba năm sau (1787). Goethe dựa vào chuyện thật của bạn mình là Giêrusalem. Anh này yêu đơn phương vợ một người bạn đồng sự của mình nên bị đuổi ra khỏi nhà. Tự coi là bị sỉ nhục, kẻ cấm sừng bạn tự sát bằng súng lục. Thai nghén từ chuyện buồn mất bạn rồi ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình, Goethe đóng cửa không tiếp khách và chỉ trong một tháng đã viết xong tiểu thuyết Những khổ đau của chàng Werther : Chàng thanh niên Đức Werther chán cuộc sống thành thị trong xã hội có nhiều rối ren. Qua bức thư gởi bạn Winhelm, chàng cảm thấy phải xâm nhập vào thiên nhiên, đi vào đời sống của nông dân và nhân dân lao động. Tốt nghiệp Đại học, không tìm việc làm, Werther tìm đến Warheimu là một thị trấn có phong cảnh đẹp, khiến chàng say đắm cảnh thiên nhiên, yêu quý trẻ em và quan hệ với tầng lớp lầm than trong xã hội. Trong một buổi khiêu vũ, Goethe tình cờ hội ngộ với Lothéa, một thiếu nữ xinh đẹp, hồn nhiên, trưởng nữ của viên quan tư pháp thuộc cấp của vị hầu tước trong vùng và trúng ngay tiếng sét ái tình của nàng. Dù Lothéa cũng yêu Werther, nhưng oái oăm nàng trót đã hứa hôn với Albert, một con người tốt và có tri thức trong xã hội. Chuyện tình bộ ba rắc rối dù Lothéa vẫn tìm cách quấn quít bên Werther. Nhưng sau cùng, chàng cũng tìm được cách thoát ra và tìm vui trong công việc ở cơ quan. Trước lúc đó, Werther có lần đã tranh luận với Albert về vấn đề tự sát, một hành vi mà Cơ Đốc giáo ngăn cấm, và Albert cũng phản đối. Nhưng Werther biện minh rằng kẻ tự sát không phải là kẻ hèn yếu mà họ giống n, chàng hư người mang căn bệnh bất trị, không tự sát không được. Werther vẫn tiếp tục đi làm việc, rồi lại rời bỏ cơ quan với ý muốn thay đổi thói xấu của tầng lớp nha môn và sự quan liêu của bọn quý tộc sau khi nhiều lần cảm thấy bị hạ nhục. Chàng căm giận phải thốt lên : Ôi ! Đã bao lần tôi với tay cầm dao, muốn chấm dứt sự ngột ngạt dồn nén trái tim tôi.Người ta nói có một loài ngựa quý, khi bị săn đuổi đến đường cùng thì lồng lên giận dữ, và theo bản năng, nó tự cắn vào động mạch của mình để được dễ thở hơn. Tôi cũng thường thấy như vậy, tôi muốn cắt đứt động mạc của tôi để đạt tới tự do đời đời ! Sau khi chán bỏ một hầu tước,chàng có ý định tòng quân nhưng lại tìm đến thành phố Lothéa lưu trú sau khi kết hôn. Cắt đứt mọi ràng buộc trong xã hội, Werther chỉ còn xem Lothéa như một điểm tựa bình yên. Nhưng chàng không thể nào sống thoải mái bên Lothéa đang bị ràng buộc với Albert trong tình nghĩa vợ chồng. Cùng lúc, Werther lại mục kích cảnh một người bạn mới quen bị đuổi việc vì anh ta yêu say đắm nữ chủ nhân của mình vốn là một quả phụ. Khi biết tin nữ chủ nhân muốn lấy một người làm thuê khác, anh ta đã giết người đến sau đó. Sau khi biện hộ bất thành cho kẻ giết người trước quan tư pháp vốn là cha của Lothéa, Werther gặp một thanh niên vốn là nhân viên văn thư của quan tư pháp bị điên vì yêu đơn phương Lothéa. Tình 4cảnh bế tắc của hai thanh niên si tình khiến Werther nhìn lại hoàn cảnh mình. Chàng muốn mình được điên để không phải bị giày vò nhưng chàng vẫn cứ tỉnh. Werther muốn sao được như những thanh niên làm thuê cùng Albert đi đến chỗ chết nhưng ngại làm phương hại đến Lothéa. Cuối cùng nghe lời Lothéa, Werther đành phải giữ khoảng cách với nàng để gia đình Albert được yên bình. Nhưng vì không giải quyết được mâu thuẩn nội tâm, Werther đã bỏ đi lời hứa với Lothéa. Chàng tìm gặp nàng lần cuối, hát cho Lothéa nghe một khúc ca và trong cơn xúc động đã ôm hôn lấy Lothéa. Sau đó, Werther lấy cớ sẽ đi du lịch và mượn súng của Albert. Werther đã tự kết liễu đời mình, sau khi để lại trên bàn việc của mình vở kịch của Lessing Emilia Galotti, nội dung trong đó biện hộ, bào chữa được cho đạo đức của chàng. Goethe đã thể hiện trong tác phẩm trung tâm của ông một phong cách nghệ thuật đặc biệt : qua những bức thư tự sự, tâm tình, ngôn ngữ văn xuôi thi vị, giàu hình tượng rất điêu luyện, nói lên được thế giới nội tâm của nhân vật. Độc đáo với bút pháp miêu tả thiên nhiên linh động cũng như trong thơ của Goethe, khiến cho độc giả thưởng ngoạn cảm thấy vô cùng thú vị vì đã bộc lộ được những nỗi niềm riêng tư sâu kín nhất ở con người. Khác với lối văn có tính cách hùng biện, đượm màu triết lý hơi khô khan trong tác phẩm Nàng Héloise mới (Nouvelle Heloise) của văn hào Jean Jacques Rousseau, văn phong Goethe trong Những khổ đau của chàng Werther diễn đạt khéo léo, trong sáng và tinh tế hơn. Tình yêu và cái chết của Werther đã gây nên những cơn địa chấn một dạo trong đạo Công giáo và văn đàn phương Tây cũng đã viết bài phê bình hoặc tác phẩm phóng tác. Ở Trung Hoa, nhà văn lớn Quách Mạc Nhược (1892-1978) đã dịch tác phẩm này ra Hoa ngữ. Những tác phẩm khác trên thế giới mang nội dung phảng phất tiểu thuyết của Goethe là : Romeo à Juliette của Shakespeare () ; Tuyết Hồng lệ sử (với Mộng Hà và Lê Nương) của Từ Trẩm Á cũng có nhân vật phảng phất bóng dáng của chàng Werther. Ở Việt Nam có tiểu thuyết Tố Tâm (với Đạm Thủy và Tố Tâm) của Song An Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) được nhiều người coi là bị ảnh hưởng từ tác phẩm của Goethe. Đặc biệt, Napoléon (1769-181), trong lúc viễn chinh ở Ai Cập đã không quên mang theo Những khổ đau của chàng Werther và đã đọc nó nhiều lần. Dù tác phẩm này làm cho Goethe nổi tiếng khắp năm châu, nhưng chính Tập thơ Faust (12.111 câu) đã hình thành chân dung vĩ đại của đỉnh cao thi ca Goethe của Đức trên thế giới. 2.Faust : Thi tập Faust (phần I và II) lấy cốt truyện từ truyện dân gian Đức cùng tên. Sau khi xuất bản, Faust I được dịch ngay ra tiếng Pháp bởi các nhà hàng đầu của nền văn học Pháp : J. 1850). Faust dùng ngòi bút tài hoa của mình để hóa thân một truyện hoang đường thành kịch thơ giá trị đậm màu triết lý mà nhân vật chính là tiến sĩ Faust. Là người thông minh tài giỏi, mê Jacques Rousseau (1712-1778), Victor Hugo (1802-1885), Honoré de Balzac 5(1799- 1850), Faust mê nghiên cứu khoa học, thích khám phá, tìm tòi. Chưa vừa lòng với sự hiểu biết của mình, ông bèn hợp đồng bán linh hồn cho quỷ Méphisto dưới địa ngục để nhờ pháp thuật của hắn thỏa mãn khát vọng nghiên cứu của mình. Quỷ đã khiến cho Faust đi từ sung sướng đến đau thương tột đỉnh. Nhưng không như ở truyện dân gian Faust bị Mephisto giết chết và bắt mất linh hồn, ở kịch thơ phóng tác của mình, Goethe đã xây dựng Faust với nhiếu tính cách cao đẹp. Chàng là một người có tâm hồn thanh cao, biết hướng thượng, vươn lên không ngừng dù cũng có lúc cũng vướng phải lỗi lầm. Cuộc đời Faust vẫn được coi là hết sức hoạt động, theo đuổi sự nghiệp của một nhà trí thức khoa học, cực kỳ đam mê và phấn đấu luôn trong đời để tìm tòi, hiểu biết. Faust là một tâm hồn lạc quan trong sáng, yêu đời đáng cho con người học tập. Chính chàng đã từng nói : Đẹp quá thời gian ơi, xin dừng lại ! (Verweile doch, du bist so schön ! ) - tư tưởng rất gần gũi với thi hào Pháp Lamartine (1790-1869) : Hỡi thời gian, xin dừng cánh bay (Ô temps, suspends ton vol). Ở Faust đã thể hiện chân dung đẹp đẽ của một thanh niên có nghị lực phi thường, luôn muốn chinh phục thiên nhiên để phục vụ con người và xã hội. 3. Thi ca Goethe và những tư tưởng đẹp .Ở kịch thơ Faust và các tập thơ của thi hào Goethe, độc giả không khó ra được tình yêu thiên nhiên nồng nàn, lòng yêu người tha thiết và yêu cuộc sống dạt dào hiếm thấy. Goethe thể hiện một tâm hồn lạc quan trong sáng, đã ngọt ngào nhìn thiên nhiên còn thiết tha trìu mến hơn cả một bạn tình : Lộng lẫy trước mắt ta/ Ôi thiên nhiên thức dậy !/ Kìa vầng dương sáng lòa/ Đồng quê cười rạng rỡ … // Ôi tình yêu, tình yêu/ Màu vàng tươi óng ả/ Như vầng mây buối sớm/ Lững thững đỉnh đồi cao (Lễ hội tháng Năm) (1). Tiếng thơ Goethe là tiếng hót líu lo vui vầy của con chim sơn ca giữa cánh đồng bát ngát, âm vang tình tự của những giọt sương mai từ không gian bao la rơi xuống : Ta yêu em như con chim sơn ca/ Yêu không gian phủ cánh đồng bát ngát /Như muôn hoa yêu sương mai ngào ngạt/ Từ bầu trời rót xuống cõi người ta (2). Vì yêu thiên nhiên vạn vật mà nhà thơ khôn nguôi tiếc nuối những tháng ngày xưa thân ái đã qua đi: Hỡi ơi những tháng ngày qua/ Ai đem trả lại cho ta đi nào? (3) (Mất mát đầu tiên)… Để ghi nhớ công ơn nhà thơ, tại quê hương thi hào, người dân Đức đã xây dựng hai ngôi nhà Goethe : một ở thành phố Frankurt nơi ông sinh ra và một ở thành phố Weimar nơi ông tới năng nỗ làm việc. Tại Frankfurt cũng có trường Trung học Goethe (Goethe Gymnasium), trường Đại học Goethe (Goethe Universitat), ngôi nhà Goethe (Goethe Haus) bên cạnh Viện Bảo tàng Goethe (Goethe Institut). Rồi tượng đài Goethe (Goethe Denkmal) đường bệ ngự giữa công trường Goethe (Goetheplatz). Chưa hết, còn có con đường lớn mang tên Goethe (Goethestrasse), Và tháp Goethe (Goetheturm) hoành tráng uy nghi bằng gỗ 43 m cao nhất 6nước Đức. Cũng không thể không nhắc đến cả những tiệm bán đồ kỷ niệm và quán ăn (Goethe Bar) cũng mang tên nhà thơ tài hoa và khí phách của họ. Thành phố Frankfurt, nơi ông lần đầu tiên mở mắt nhìn mặt trời và trưởng thành, cứ ba năm một lần, tổ chức lễ trao giải thưởng văn học Goethe (Goethpreis) cho văn nghệ sĩ. Riêng tại thành phố Weimar nơi nhà thơ đã tới xả thân làm việc, đã giành lấy phần vinh dự trao Huy chương Goethe (Goethe-Medaille) vào ngày sinh nhật của thi hào. Thật chưa hề có quốc gia nào trên thế giới thể hiện lòng ngưỡng mộ biết ơn và cung cách vinh danh người tài bằng tất cả trái tim mình như dân tộc Đức. Chung kết lại, trong thơ Goethe dẫu có nói đến khổ đau (Lieden/ sufferings/ souffrances) và bảo táp (Sturm/storms/orages), nhưng qua sự nghiệp và văn thơ của thi hào, ta vẫn cảm thấy Goethe truyền cho con người nguồn hơi ấm nồng nàn, tràn trề nhựa sống, để họ được yêu thêm cuộc sống tươi đẹp mà mỗ con người chỉ sở hữu một lần và lòng khao khát được vươn lên dù cuộc đời có phong ba bão táp: “Làm gì hơn ta mãi nghĩ miên man/ Vì cuộc sống là thiên đường bất tuyệt” (W. Wordsworth). Dù là một tâm hồn lãng mạn đa tình như con thuyền không bến đỗ, Goethe như muốn nhắc nhở ta: Hạnh phúc thực sự chỉ đến khi ta biết làm việc, yêu cuộc đời, quý trọng con người và thân thiện cùng thiên nhiên cỏ cây sông núi. Tác phẩm Goethe trong sáng chứa dựng tình yêu con người và cuộc sống của nhà thơ đã tạo thành giai điệu ấm áp sôi nổi trong một liên khúc đậm tính nhân văn. Tinh thần lạc quan vô tận trong văn chương Goethe là mùa xanh tươi thắm, làm hạt nhân mãnh liệt, thôi thúc con người trong bất cứ hoàn cảnh nào trong đời cũng không ngừng phấn đấu, hăm hở vượt xa và mãi mãi bay cao hơn (Ever go further and fly higher in life). Bởi vì cuộc đời càng đau khổ, con người càng vĩ đại (Plus la douleur est grande, plus il est grand de vivre-Corneille). 07. 01. 2020 N.T CHÚ THÍCH: (1) Wie herrlich leuchtet/ Mir die Natur ! Wie glänzt die Sonne / Wie lacht die Flur ! …// O lieb, o lieb/ So golden schön/ Wie Morgenwollken/ Auf jenen Höhn (Lễ hội tháng Năm : Maifest/ May festival/ Fête de Mai) (2) So liebt die Lerche/ Gesang und Luft/ Und Morgenblumen/ Den Himmelsduft (Lễ hội tháng Năm) (3) Ach! Wer bringt die schonen Tage/ Jene holde Zeit zuruck ! (Erster Verlust) 7
Xem admin 02/01/2020 2
Nhà văn Vita (1910-1956) là một trường hợp khá hiếm gặp trong làng cầm bút trước .năm 1945. Chỉ với tập truyện dài đầu tay “Mây ngàn”, nhà văn đã sớm gây dư luận tốt trênvăn đàn. Đỗ Cử nhân Văn chương tại Pháp, về nước (1933), ông vừa dạy tư tại Sài Gòn, vừaviết báo, sáng tác và soạn sách giáo khoa. Tác phẩm của Vita gồm có: + Tiểu thuyết: Mâyngàn (1936) , Nhớ thương (truyện ngắn -1940), Duyên phù sinh (1942), Suối tình (1946),Những cái bóng (truyện ngắn - 1948), Gió mưa xuân, Nghĩa và Trinh, Ký ức giang hồ, Vangbóng thời xuân, Loạn ly, Tiếng tơ lòng (tập thơ); +Sách giáo khoa: Nghị luận luân lý (1953),Mỹ từ pháp (1956). + Dịch thuật: Các bài thơ: Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Ông Đồ (Vũ ĐìnhLiên- ký Viên Đình), Đêm thu (Tản Đà), Tình quê (Hàn Mặc Tử) dịch từ tiếng Việt sang tiếngPháp; Le Lac (Lamartine), Sonnet d’Avers (Félix Arvers) từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Lànhà văn có chân tài, nhưng từ trước đến nay, Vita mang vẫn ít được nhắc đến trong sinh hoạtvăn học nước nhà. Nhà văn Vita mất (1956) vì bệnh khi mới 46 tuổi tại Sài Gòn. Đầu thập niên 70, vừa thoát qua tuổi quân dịch, tôi về dạy Việt văn tại Trung học Cờ Đỏ, một quận lỵ xa xôi heo hút cách thành phố Cần Thơ hơn sáu mươi cây số. Hồi ấykhông phải soạn giáo án theo sách hướng dẫn như bây giờ, bài giảng dạy cho học trò, giáo viêntự soạn dựa vào khối tài liệu trong tủ sách gia đình của mình - nếu có - và những quyển sáchgiáo khoa bán tự do ở nhà sách. Những quyển sách Giảng văn, Luận văn, Chính tả Văn phạmbậc trung học sở hữu như sách gối đầu giường của tôi lúc đó đều là của nhà văn, nhà giáo yêunước Thẩm Thệ Hà (1923-2009). Qua bộ sách giáo khoa của tác giả uy tín này, tôi hiểu rõthêm, ngoài những tác giả miền Bắc trong Tư lực Văn đoàn là những nhà văn có tài ở miềnNam như: Bình Nguyên Lộc (1914-1987), Trang Thế Hy (1924-2015), Khổng Dương (1921-1947), Thẩm Thệ Hà, Vita… Tôi chú ý đến nhà văn có bút danh đặc biệt Vita và những tríchđoạn văn trích giảng từ quyển tiểu thuyết “Mây ngàn” của Thẩm Thệ Hà. Vita tên thật là Lê Văn Vị, là bút danh (pen-name) được hình thành bằng cách ghép đảo chữ (anagram) từ tên Vị của ông và tên người vợ là Hà Thị Tâm. Ông sinh ra tại làngTân Kim (Cần Giuộc), tỉnh Long An trong một gia đình khá giả làm nghề kinh doanh có tới 9 anh em. Cha là Lê Văn Phong có ý muốn con trai kế thừa cha mẹ làm nghề buôn 1bán trong khiông rất hiếu học, say mê văn chương và tha thiết muốn được ra nước ngoài, tiêu biểu là nướcPháp để học hỏi thêm, mở rộng kiến thức. Do vậy, khi đến tuổi trưởng thành, Lê Văn Vị kiênquyết không chịu kết hôn với con gái của người bạn cha mình vốn là chủ một tiệm kim hoànvà ông vẫn nuôi mộng du học. Nhờ người bạn thân làm nghề thủy thủ giúp đỡ, ông lén cha mẹlên tàu sang tới được nước Pháp (1929). Trong cuộc hải trình dài lênh đênh trên biển, con tàuông đi chui lúc ghé qua Châu Phi, lúc bấy giờ nhiều nước còn là thuộc địa của phương Tây.Xúc động khi chứng kiến tận mắt cuộc sống tối tăm khổ nhục của con người nộ lệ, ông sángtác truyện ngắn “Djibouti di hận” nói về cuộc sống cực khổ của một cô gái da đen Châu Phi.Đến nước Pháp cảnh lạ quê người, buổi đầu gặp không ít khó khăn nhưng Vitađược người mẹ hiền từ quê nhà gởi tiền qua giúp đỡ trang trải việc học và sinh hoạt thườngnhật. Nhờ vậy, nơi đất khách ông say mê học tập và nghiên cứu văn chương để mong ước mơcao đẹp trong đời sớm thành hiện thực. Nhưng bất ngờ, mẹ ông qua đời (1931), nguồn tài trợluồn qua chấm dứt khiến chàng sinh viên hiếu học mê văn phải bắt đầu cuộc sống với bao khókhăn dồn dập để đạt mục đích trong đời. Chật vật để mưu sinh, Vita làm đủ nghề, vừa thêmcảm thông với các sinh viên du học nghèo và người dân lam lũ khốn khổ chết vì đói lạnh trongnhững năm khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Nhà văn tâm sự: “Trong những phút tĩnh tâm,chạnh nhớ bạn nghèo khốn đốn, chết vì đói lạnh, tác giả cảm thấy bùi ngùi vô hạn. Bỗng nhiênnhững cảnh tượng đau thương, những mảnh đời vất vả, từ trong ký vãng xa xăm, vụt hiện vềám ảnh”. Tốt nghiệp Cử nhân Văn chương (Licencié-ès-Lettres), về nước (1933), sống tại SàiGòn, Vita lập gia đình với bà Hà Thị Tâm, một phụ nữ hiền thục đảm đang đã giúp nhà vănyên tâm viết văn và đi dạy học. Đất nước còn lệ thuộc vào thực dân Pháp, với lòng yêu nướcvà muốn tự do giúp đỡ cho học sinh nghèo, Vita chọn dạy ở các trường tư uy tín như: HuỳnhKhương Ninh, Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Khuê, Les Lauriers, …Dù dạy tiếng Pháp tại trườngdân lập ở Sài Gòn - giống như trường Phụ huynh Học sinh của Lương Học Sanh tại Cần Thơ,nơi dạy học của nhà thơ yêu nước Hoài Sơn Ung Ngọc Ky (1920-2001) trong thời chống Mỹ -vốn là vỏ bọc trường học do những nhà giáo yêu nước sáng lập để ông vừa tự do chủ động tínhsáng tạo trong chuyên môn, vừa giúp đỡ học sinh và phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nướcthương dân ở thế hệ mầm xanh của đất nước.Vóc người dáng vẻ thư sinh, mảnh khảnh ốm yếu, Vita vẫn hoạt động năng nổkhông ngừng nghỉ : dạy học, viết văn, dịch thuật và cộng tác với các tờ báo tiếng Việt và tiếngPháp có lập trường lành mạnh và chủ trương đứng đắn ở Sài Gòn: Đuốc Nhà Nam, Sài Thành,Asie Nouvelle, Presse Indochinoise… Trong gia đình, với vợ, ông là người chồng chung thủyvà là người cha mẫu mực với năm người con. Ngoài xã hội, Vita là người bạn đàng hoàng trong giao lưu nghề nghiệp với những cây bút nhân cách như: 2Phi Vân, Sơn Nam, Dương Tử Giang, Thiếu Sơn …Ngoài cuộc đời tận tụy cầm phấn đứng lớp trước học trò với lương tâm một nhà sưphạm chân chính, Vita được nhắc đến trước hết với quyển tiểu thuyết “Mây ngàn”, tác phẩmđầu tay đã làm nên sự nghiệp văn chương của nhà văn. Nhân vật chính của tập truyện làNguyên và Thu, hai du học sinh trên đất Pháp, lồng trong bối cảnh hiện thực cuộc sống giannan vất vả của du học sinh các nước và nhân dân lao động nghèo khổ trên đất Pháp vào cuốinửa trước thế kỷ 20. Họ đến Pháp để theo học ngành Luật và Văn chương, mong đem kiếnthức giúp đời nhưng khó khăn vật chất bủa vây làm cuộc sống quá cơ cực khiến Nguyên bỏmình nơi đất khách, Thu trở về gia đình với đôi bàn tay trắng. Với Mây ngàn, Vita không chủý xây dựng nội dung cốt truyện bằng những tình tiết éo le, gay cấn, hay cảnh tượng ly kỳ vớinhững cột mốc, thắt nút đỉnh điểm, và mở nút xả lũ để người đọc phải phập phồng căngthẳngtheo dõi. Nhà văn Vita viết truyện theo phong cách hiền hòa như mặt nước sông quê ởNam bộ, chủ yếu nói lên thân phận con người qua mô tả tâm lý đôi khi gián tiếp qua bối cảnhhiện thực trước mắt. Trong Mây ngàn, người đọc không hiếm bắt gặp những đoạn văn tả cảnhthật tinh tế đầy nghệ thuật như đoạn tả núi Alpes trong mùa gió bão, hoặc những đoạn tả tâmtrạng nhân vật khéo léo tự nhiên, trong lúc nghèo đói da diết nhớ quê hương. Trong Mây ngàn,với ngòi bút của Vita, ngoại cảnh thiên nhiên dường như là chiếc gương phản chiếu tâm hồn“Cảnh vật chỉ là một tráng thái của tâm hồn “ (Le paysage n’est qu’un état d’âme), để tô đậmtâm lý nhân vật : “Lá cây không ngừng hoạt động. Gợn nhẹ ánh trăng vàng, dòng nước lờ đờchảy. Cả hai bên bờ sông như đắm đuối say mê. Tâm cảm thấy tơ lòng rung động…”.Tác giảMây ngàn đặc biệt sử dụng phương pháp tương phản để làm nổi bật tư tưởng chủ đề: “ Thảnnhiên, Thu thấy hiện ra trước mắt một tốp ăn mày, rách rưới ẩn thỉu kêu cơm rả rích ngày rằm.Trong lúc ấy, có cảnh một đám người quần áo lòe lẹt, cười cười nói nói, xúm xít ngồi xungquanh chiếc mâm đồng dẫy đầy món ngon vật lạ…”Điểm sáng nổi bật trong Mây ngàn là tình yêu thương đồng loại(humanity/humanité) thể hiện khăng khít hữu cơ giữa các nhân vật : sự đùm bọc chan hòa giữaThu và Nguyên, sự sẻ chia đầy tình người của Nguyên với những con người đồng cảnh ngộnhư cô gái điếm trong một đêm giá rét, gia đình người Ý với cô gái nghèo Margot,…khiếnMây ngàn trở nên một nốt nhạc trầm mang giai điệu một bài ca đẹp về tính thiện của conngười. Ở Mây ngàn của Vita cũng có tình yêu đôi lứa, nhưng với tác giả tình yêu đó còn gắnkết với tình thương. Hẵn tác giả đã nghĩ yêu và thương có song hành thì tình ái yêu đương mớitrọn vẹn.Những mảng đời thống khổ, sống lặng lẽ như những chiếc bóng, bó hẹp cuộc đờitrong áo cơm mỗi ngày, còn tìm thấy trong các tập truyện ngắn: Những cái bóng, Nhớ thương,… của Vita. Người đọc dễ nhận ramột Sinh, nhà văn sống nghèo khổ không tiền thang thuốc cho vợ con; trong đó Nhạc, bạn Sinh, 3“kéo gần tàn đời giáo sư bạc bẽo” (Những cái bóng); Đó là con nhỏ Thái Bình mồ côi,sống cơ cực bằng nghề ăn xin (Màn trời chiếu đất); làThảo lỡ dở tình duyên với Ngỡi vì sự ngăn cản của gia đình; …Trong tập truyện Nhớ thương, người đọc cũng bắt gặp những mẫu truyện cùng chủđề, xây dựng với những nhân vật nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội. Nhưng ở tác phẩm này,tình yêu có thể nẩy nở do lòng thương hại. Đó là chuyện tình của kẻ khốn đốn tật nguyền (Kỷniệm xuân) hay là ở một người què (Một tâm hồn). Văn phong Vita đượm nét Nam bộ, vớicách viết nhẹ ngàng, không trau chuốt tỉa gọt, mà màu sắc địa phương và từ ngữ có chọn lọc.Có người coi truyện của Vita gần gũi với nhà văn Trang Thế Hy ở điểm cả hai cùng thể hiệnsự quan tâm đến “nỗi đau lớn của số đông thầm lặng”. Cũng có người viết bài nhận xét muốnso sánh, đã coi nhà văn Vita thiên về tình cảm nên truyện của ông được sáng tác bằng lối vănnhẹ nhàng, tự nhiên; còn nhà văn hiện thực Nguyễn Công Hoan (1903-1977) thiên về lý trí vàxét đoán nên văn phong của tác giả Kép Tư Bền giàu tính phê phán, ngôn từ thể hiện vẻ thạođời hơn.Ngoài những tập truyện, Vita ở vị trí một nhà sư phạm đã soạn sách giáo khoa :Nghị luận luân lý, Mỹ từ pháp cho học sinh, chứng tỏ sự quan tâm của nhà văn với thế hệtương lai của đất nước. Vốn mê sách nên tôi đã tìm mua được những tác phẩm của Vita đểtrang bị cho tủ sách văn học gia đình. Quyển “Mỹ từ pháp” (Rhetoric) còn gọi là Tu từ hay Từhoa của Vita được viết khá đầy đủ, có thể xem là độc đáo. Mỹ từ pháp là phương pháp dùnglời hay, ý đẹp để viết văn hoặc làm thơ, sao cho tác phẩm có giá trị, thuyết phục được ngườiđọc. Ví dụ: phép : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, biền ngẫu… rất thưởng gặp trong nhữngtác phẩm kinh điển ở nhà trường như : Truyện Thúy Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâmkhúc và thơ Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên…Trước ngày thống nhất đất nước, Mây ngàn của nhà văn Vita được tái bản đến lầnthứ tư (1966). Đó là chưa nói đến Mây ngàn đã được công chúng văn học đánh giá cao vànhiều ý kiến phê bình khen ngợi khi tác phẩm vừa có mặt trên văn đàn và những trích đoạn đểgiảng dạy cho học sinh trong sách giáo khoa. Nhận định về nhà văn Vita, mà biểu tượng chândung gần gũi nhất của ông là tác phẩm Mây ngàn, từ giáo sư đại học đến nhà văn, nhà phê bìnhđã có nhiều ý kiến tích cực. Nhà văn - GS. Nguyễn Văn Trung (1) cho rằng, sở dĩ một nhà văncó tài như Vita và một số nhà văn phía Nam chưa được nhắc nhiều hoặc bị lãng quên khôngphải họ không có khả năng sáng tác mà do một lý do đặc biệt. Đó là hạn chế ở độc giả và bảnthân người cầm bút Nam bộ. Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử, họ sống văn chương hơn là làmvăn học: đa phần do thói quen, họ thích đọc nhưng ít chịu ghi chép và hệ thống tư liệu cũngnhư không chịu phát huy óc phê phán và in thành sách ! Dù trong Từ điển Văn học, xuất bản năm 2004, của nhà xuất bản Thế Giới không thấy nhắc đến Vita, nhưng nhà văn Phi Vân(1917-1977) (2) đã nhận xét xác đáng “Vita là một nhà văn4của thống khổ. Những tác phẩmcủa ông đủ làm cho ta được hài lòng khi đã nhàm tai với các loại tiểu thuyết nhảm nhí khác ”.Nhà phê bình Thiếu Sơn (1908-1978) (3) , cũng đã tỏ ra rất chí lý chí tình khi chia sẻ: “Đọc lạiMây ngàn, tôi tha thiết nhớ tới anh, nhớ anh là một người nhiều tình cảm, lúc nào cũng lo nghĩtới gia đình, tận tụy với vợ con, trung thành với bè bạn và luôn về phe những người nghèo khổđói rách”. Hôm nay, độc giả đọc lại Mây ngàn để ngậm ngùi trân trọng Vita - một nhà vănchân chính, có tài và nhân hậu, không chỉ là một nhà văn chỉ vang bóng thời xuân (4) đã hiệnhữu lạnh lùng như một vì sao cô độc trong nền văn học nước nhà. Ta ước mong sao trong mộtxã hội vô cảm, đầy bạo lực mà tình thương và đạo nghĩa thường đi vắng, sẽ có được những tácphẩm đầy tính nhân văn cao đẹp như Mây ngàn cho người đọc. 9. 08. 2019 N. T(1) GS. Nguyễn Văn Trung (sinh năm 1930), Đại học Sài Gòn (trước 1975) và Đại học Khoa học xã hộivà nhân văn TP.HCM) nhà văn, nhà báo, tác giả rất nhiều sách giáo khoa, biên khảo và nhận định:Nhận định (6 tập), Luận lý học, Đạo đức học; Tinh thần dân tộc, Ngôn ngữ và thân xác…(2) Nhà văn Phi Vân tên thật LâmThế Nhơn, giải thưởng văn chương của Hội Khuyến học Cần Thơ(1943). Tác phẩm: Đồng quê (192), Cô gái quê, Tình quê (1949), Nhà quê trong khói lửa (1950)…có tên bộ Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan).(3) Nhà phê bình Thiếu Sơn tên thật là Lê Sĩ Quí, nổi tiếng từ thời tiền chiến, tác giả của
Xem admin 06/11/2019 2
TRÊN TẠP CHÍ KTNN SỐ 1053 RA NGÀY 10/11/2919
Xem admin 04/04/2019 2
Văn học nghệ thuật hay văn nghệ ở lĩnh vực văn hóa, thuộc phạm trù thượng tầng kiến trúc mang dấu ấn sáng tạo của con người. Nghệ thuật cơ bản được coi bao gồm bảy bộ môn : thi văn (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết), hội họa, kiến trúc, âm nhạc, ca múa, kịch nghệ (sân khấu), nhiếp ảnh…
Xem admin 04/04/2019 2
Guillaume Apollinaire (1880-1918), gốc người Ba Lan với tên đầy đủ là Wilhem Albert Vladimir Apollinaris de Waz-Kostrowitcki, được biết đến như một nhà thơ lớn của nước Pháp vào đầu thế kỷ 20, bạn văn nghệ một dạo của danh họa Picasso và nhiều danh sĩ khác.
Xem admin 01/03/2019 2
Xem admin 11/01/2019 2
Nguyễn Tấn Thành THI TRUNG HỮU HỌA * Văn học nghệ thuật hay văn nghệ ở lĩnh vực văn hóa, thuộc phạm trù thượng tầng kiến trúc mang dấu ấn sáng tạo của con người. Nghệ thuật cơ bản được coi bao gồm bảy bộ môn : thi văn (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết), hội họa, kiến trúc, âm nhạc, ca múa, kịch nghệ (sân khấu), nhiếp ảnh… Trong gia đình văn hóa văn nghệ phi vật thể gồm bảy thành viên trên, đặc thù với thi ca và hội họa từ xưa đến nay được coi là hai anh em gần gũi tựu trung có nhiều khăng khít hỗ tương như một quả đôi khó tách rời nhau. Thi ca (poetry/poème) hay thơ, thuộc vận văn (prose rhythmique) theo quan niệm phổ thông, là chủng loại văn chương có vần điệu, câu cú, thanh trắc bình…sử dụng mỹ từ, có niêm luật, đối lập về với văn xuôi (prose) còn gọi là tản văn. Hội họa thuộc phạm vi nghệ thuật tạo hình (plastic art/art plastique), theo quan niệm thông thường là bộ môn hình thành tác phẩm bằng bay cọ, sắc màu, bố cục đường nét… với đối tượng là sự vật, phong cảnh, con người hữu hình trông thấy được (Dessiner ce que l’on voit). Cụm từ “Thi trung hữu họa” thuộc bình diện lý luận thẩm mỹ học, được nhà phê bình sử dụng với mục đích ca ngợi thi tài, phong cách nghệ thuật của một nhà thơ. Nội dung câu nói có nghĩa : trong thơ có họa, nghĩa là bài thơ, câu thơ có hình ảnh như tranh vẽ về con người, cảnh vật do người đọc hoặc tưởng tượng ra hoặc trông thấy được. Các nhà thơ nổi tiếng bậc thầy trên thế giới đa phần sử dụng phong cách nghệ thuật này, nhờ đó làm tăng thêm giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương bằng cách dùng từ ngữ tượng hình gợi màu sắc hay câu thơ minh họa được cảnh vật hay con người. Đệ nhất thi hào Nguyễn Du (1766-1820), thật tuyệt vời chỉ với vài nét chấm phá ngắn gọn đã minh họa được chân dung các nhân vật điển hình. Vẻ đẹp sắc sảo, quyến rủ của nàng Kiều khiến cho bao nhiêu giai nhân khác phải hờn ghen : Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh; dáng dấp thư sinh nho nhã của Kim Trọng : Hài văn lần bước dặm xanh/ Một vùng như thể cây quỳnh cành dao; chân tướng cao lớn, béo bở nhưng da thịt bủng beo của mụ má mìn :Thoắt trông nhờn nhợt màu da/ Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao (Tú Bà); hình dạng quắc thước của một tay giang hồ chọc trời khuấy nước chẳng sợ ai : Râu hùm hàm én mày ngài/ Vai năm tấc rộng/ Thân mười thước cao (Từ Hải). Mấy nét ký họa tả cảnh hoang sơ hiu quạnh của vườn Thúy khi Kim Trọng trở về tìm lại nàng Kiều cũng nói lên tâm trạng u hoài của chàng thư sinh : Xập xòe én luyện 1lầu không/ Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày/ Cuối tường gai góc mọc dầy/ Đi về này những lối này năm xưa… Cái tài hoa của Nguyễn Du là chỉ qua mấy nét phác thảo tuyệt khéo, ta khó có thể nhầm lẫn nhân vật tác giả miêu tả với bất luận người nào khác. Ở những nhà thơ tài danh khác có những đoạn thơ không khác nào bức tranh thủy mặc như Đoàn Thị Điểm (1705-1748) với cảnh người chinh phụ tiễn chinh phu: Ngòi đầu cầu, nước trong như lọc/ Đường bên cầu, cỏ mọc còn non..// Áo chàng đỏ tựa ráng pha/ Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in ( Chinh phụ ngâm); Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) với Lom khom dưới núi, tiều vài chú/ Lác đác bên sông, chợ mấy nhà (Qua đèo Ngang); Hồ Xuân Hương (1772-1822) với Cầu trắng phau phau đôi ván ghép/ Nước trong leo lẻo, một dòng thông/ Cỏ gà lún phún quanh leo mép/ Cá diếc lơ thơ lách giữa dòng (Cái giếng); Một đèo, một đèo lại một đèo/ Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo/ Cửa son đỏ loét tùm hum nóc/ Hòn đá xanh rì lún phún rêu (Đèo Ba Dội); rồi Hàn Mặc Tử (1912-1940) với : Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời/ Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi (Mùa xuân chín); Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền (Đây thôn Vỹ Giạ) … người đọc tìm không khó những câu thơ hay chứng minh cho nội dung câu nói Thi trung hữu họa. Còn nữa, thơ của Đoàn Văn Cừ (1913-2014) với cảnh chợ Tết, của Anh Thơ có bức tranh quê, của Xuân Diệu với Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng…/Với áo mơ phai dệt lá vàng (Đây mùa thu tới) ; Lưu Trọng Lư (1912-1991 ) với Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên là vàng khô (Tiếng thu) đều hiển thị những bức họa vẽ cảnh thu cây lá úa vàng trong thơ, hay Thế Lữ (1907-1989) với bài Nhớ rừng. Đông Hồ (1906-1969) với Hà Tiên thập vịnh (vịnh 10 cảnh đẹp Hà Tiên) : là những bức tranh hữu tình hùng vĩ tại một vùng biên giới duyên hải Tây Nam miền cuối Việt. Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thơ của Nguyễn Đình Thi (Đất nước, Lá đỏ,) của Chính Hữu (Đầu súng trăng treo), của Chế Lan Viên (Tiếng hát con tàu), của Huy Cận (Đoàn thuyền đánh cá,Các vị La Hán chùa Tây Phương ), của Tố Hữu (Việt Bắc), của Quang Dũng (Tây Tiến)… Bàng Bá Lân (Trưa hè). Hay đoạn thơ với thi tứ sáng tạo, rất mới chưa từng gặp của nhà thơ Hữu Thỉnh : Năm anh em trên một chiếc xe tăng/ Như năm bông hoa nở cùng một cội/ Như năm ngón tay trên một bàn tay/ Đã xung trận cả năm người như một… (Năm anh em trên một chiếc xe tăng) vẽ lên một xen (scene) sinh động dễ gây cảm xúc về tình đồng chí, đồng đội, đầy tính nhân văn của chiến sĩ thiết giáp trong thời chống Mỹ. Rồi bài “Độc huyền cầm” của nhà thơ Lương Ngọc An : Rồi vác cuốc ra vườn nhặt cỏ/ Rồi quẩy thùng gánh nước tươi hoa/ Bếp sẽ đỏ mỗi ngày hai buổi/Chim sẽ về bên mái hót ngân nga… cũng là một bức 2tranh đẹp về cảnh nhàn yên bình, thanh thoát với mấy vệt màu thắm tươi sinh động về hoa, cỏ, chim, bếp lửa đỏ rất ấm áp hơi người… bộc lộ rõ nét tính chất trong thơ có họa… Hoặc Ngũ Lang vẽ mấy nét về sông Hậu : Một dải trường giang khoe nước biếc/ Mấy chòm tiểu đảo gợi hồn thơ trong bài thơ “Hậu Giang”. Tất cả ngần ấy là những vần thơ sinh động minh họa những bức tranh màu sắc, đôi khi phấp phới ánh sáng với sự hiện diện của con người đang hoạt động hay những cảnh trí cỏ cây hoa lá sum suê, núi sông hùng vĩ không khác nào những bức tranh sơn thủy hữu tình. Đặc biệt, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài tập “Nhật ký trong tù”, ta thấy trong bài thơ bằng tiếng Hán và tiếng Việt của Bác đều không vắng những bài thơ, đoạn thơ mang tính hội họa mà cũng chan hòa tinh thần lạc quan cách mạng, thể hiện rõ nét ở người cán bộ và chiến sĩ ta khi đất nước còn ngập chìm trong khói lửa…Bài tứ tuyệt “Tặng Bùi Công” của Bác đã vẽ lên một bức tranh thủy mặc tràn ngập ánh xuân, rất sống động, rộn rã tiếng reo vui mà cũng nồng ấm hơi người và thiên nhiên đầy chất thi-họa : Đọc sách, chim rừng vào cửa đậu/ Phê văn, hoa núi ghé nghiên soi/ Tin vui thắng trận dồn chân ngựa/ Nhớ cụ, thơ xuân tặng một bài. Mấy nét đan thanh thật thanh thoát về “Cảnh rừng Việt Bắc” trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Người : Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay/ Vượn hót chim kêu suốt cả ngày/ Khách đến thì mời ngô nếp nướng/ Săn về thường chén thịt rừng quay/ Non xanh, nước biếc tha hồ dạo/ Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say/ Kháng chiến thành công ta trở lại/ Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. Rõ ràng đây là một bức tranh đầy hơi thở ấm áp, lòng yêu đời và tinh thần lạc cách mạng của chiến sĩ ta trong bối cảnh kháng chiến gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Nhìn sang thi ca thế giới, người yêu thơ cũng thấy không thiếu những vần thơ đầy tính thi họa. Bài tứ tuyệt “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế (712-779) là bức tranh phong cảnh thơ mộng có âm thanh, với mấy nét họa chấm phá: quạ, trăng, núi, thuyền, cây, người, lồng trong tiếng chuông chùa từ xa vọng lại … rất Á Đông : Quạ kêu,trăng lặn, sương rơi/ Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co/ Thuyền ai đậu bến Cô Tô/ Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa hàn san (Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên/ Giang phong ngư hỏa đối sầu miên/ ô Tô thành ngoại hàn san tự/ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền).”Bạc tần hoài” (Đêm ghé bến Tần Hoài) của Đỗ Mục (803-853) là bài tứ tuyệt, một bức tranh thủy mặc đầy sắc màu hội họa mà cũng rất thơ mộng. Một họa phẩm thể hiện hùng khí của tráng sĩ Kinh Kha giã từ nước Yên Đan, bên bờ sông Dịch sang đất Tần để hành thích vua Thủy hoàng, được hiển thị trong bài thơ “Dịch thủy tống biệt” (Đưa tiễn bên sông 3Dịch) của Lạc Tân Vương (640-684) : Thử địa biệt Yên đan/ Tráng sĩ phát xung quan/ Tích thời nhân dĩ một/ Kim nhật thủy do hàn (Nơi đây từ biệt Yên Đan/ Khí hùng dựng tóc căm hờn lòng sôi/ Người xưa giờ đã khuất rồi/ Hôm nay dòng nước còn trôi lạnh lùng - NT dịch thơ) cho người đọc thấy rõ được bức vẽ về chân dung người tráng sĩ yêu nước với hùng khí lẫm liệt, ý chí căm thù bạo chúa đến dựng tóc sôi lòng. Vương Duy (701-761), một nhà thơ-họa sĩ Trung Quốc rất đặc thù trong việc sử dụng rất nhiều màu sắc một cách đa dạng trong thơ. Matsuo Basho (1644- 1694), cùng Yosa Buson (1716-1781) - những nghệ sĩ Nhật Bản tiêu biểu của dòng thơ Haiku chỉ 17 chữ ngắn gọn trong 3 câu theo tiết tấu 5/7/5 hay 8/6/3…- đều từng thể hiện sát sao mối tương quan nghệ thuật giữa thơ - họa trong tác phẩm của mình. Ta không thể không nhắc đến tám bài thơ “Tiêu Tương bát cảnh” (Tám cảnh đẹp trên sông Tiêu Tương) : Bình sa lạc nhạn (Đàn nhạn sà xuống bãi cát bằng), Sơn thị tình lam (Sương mù chợ núi), Viễn phố quy phàm (Thuyền về phố xa), Ngư thôn tịch chiếu (Bóng chiều trên xóm chài), Sơn tự vãn chung (Tiếng chuông chiều nơi sơn tự), Giang thiên mộ tuyết (Tuyết chiều trên sông), Động Đình thu nguyệt (Trăng thu trên hồ Động Đình), Tiêu Tương dạ vũ (Mưa đêm trên sông Tiêu Tương), được gọi là Tiêu tương bát cảnh đồ mang rõ nét dấu ấn hội họa trong thi ca Trung Quốc mà bất cứ ai sính thơ ca đều không xa lạ… Thi ca phương Tây cũng không vắng những bài thơ hay đẫm chất hội họa. Những nhà thơ : Victor Hugo (1802-1885) với bài Le semeur (Người gieo hạt), Henri de Régnier (1864-1936) với La colline (Đồi mơ), Théophile Gautier(1811-1872) với La fumée (Khói quê)… của nền văn học Pháp và William Wordsworth (1770-1850) với Lines written in early morning (Mấy vần thơ xuân), J. Milton (1608-1674) Song on May morning (Khúc hát ngày Xuân), Lord Byron (1788-1824) với The ball before Waterloo (Dạ hội ở Waterloo) … trong thi ca Anh quốc đều là những nhà thơ nổi tiếng, đã bộc lộ rõ nét chất hội họa trong trong thơ. Vấn đề thuộc phạm vi lo-gic cần đặt ra là tại sao thi ca hay dính dáng đến hội họa và âm nhạc, điều rất hiện thực thường thấy trong thi phẩm của nhiều nghệ sĩ bậc thầy trên thế giới. Thơ có nhạc gần như là lẽ đương nhiên vì luật thơ thông thường ràng buộc đến tiếng bình trắc, âm thanh, vần điệu trong thi pháp nhất là Đường thi. Vài nhạc phẩm có lời đậm chất thơ như những ca khúc của Văn Cao, Trịnh Công Sơn (1939-2001)… Nhìn chung, có thể, từ thời cổ đại hoang sơ, vì con người chưa có nhà cửa đàng hoàng, phải sống trong hang động hoặc giữa thiên nhiên núi rừng, sông biển, do đó ấn tượng gần 4gũi và đến trước hết với họ thuộc về phạm vi thị giác và thính giác. Những gì mắt thấy tai nghe như cỏ hoa, núi non, sông biển, đất trời, cùng các loài sinh vật như chim chóc, muông thú, con người trong mối tương quan thường nhật không thể thiếu vắng ở sản phẩm vật chất lẫn tinh thần của họ. Những câu thơ, bài hát mang tính dân gian vẫn còn hằn in trên gỗ, đá trong hang động, dưới lòng đất hay nơi đáy biển sâu những hình vẽ, mang dấu ấn mỹ thuật ở dạng thô sơ, đã phản ánh sinh hoạt của người xưa. Tóm lại, thi ca và hội họa, kể cả âm nhạc có mối quan hệ hữu cơ nói lên hoạt động lẫn cảm xúc, tâm tư, nguyện vọng con người là một điều hiển nhiên không xa lạ trong tác phẩm nghệ thuật mà trước tiên là thi ca. Ta nhớ lại trong văn học sử hay lịch sử mỹ thuật nước nhà, công chúng hay nhắc đến những nghệ sĩ tài hoa muôn mặt như : một Văn Cao (1923-1995) thi-họa-nhạc sĩ, Nguyễn Đình Thi (1924-2003) thi-văn-nhạc sĩ, rồi Quang Dũng (1921-1988) thi-họa-nhạc, Đinh Hùng (1920-1967) thi-họa sĩ, nhà thư pháp, một Vũ Hoàng Chương (1916-1976) thi sĩ-nhà thư pháp … Vượt lên tất cả, ở Bác Hồ vĩ đại kính yêu của chúng ta, đã có những vần thơ thép, mang phong cách một nghệ sĩ lớn đa tài (multi-talented great artist) đã làm thơ-vẽ tranh-viết văn, đã thể hiện mối tương quan thơ họa trong nhiều thi phẩm nổi tiếng của Người. Trong khi nhiều nghệ sĩ hàng đầu Đông Tây có quan điểm : ‘Thơ là họa vô hình, họa là thơ hữu hình’, ta có thể nói : Thơ là bức tranh vẽ bằng thanh âm bình trắc, vần điệu, từ hoa, bằng câu nói ví von có ý nghĩa sâu lắng; còn Hội họa là bài thơ sáng tác bằng đường nét bố cục, phối hợp sắc màu theo phong cách kỹ thuật sáng tạo riêng của tác giả. Chính nhà thơ Sóng Hồng (1907-1988) - đồng chí Trường Chinh - trong bài tựa tập thơ của tác giả, cũng đã thâm thúy ẩn dụ khi nhận định về tính cách trung tâm đầy màu sắc lý luận của thi ca : “Thơ là một viên ngọc long lanh dưới ánh sáng mặt trời…đồng thời cũng là vẽ, là nhạc” đã minh họa thêm tinh thần nội dung tư tưởng “Thi trung hữu họa”. 10. 1. 2019 N.T.T
Xem